Điều chỉnh để nâng cao quyền lợi người gửi tiền

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
08/03/2017 8:28:55 SA
BẢO TRỢ

Điều chỉnh để nâng cao quyền lợi người gửi tiền

BHTG tối đa là 75 triệu đồng, tăng 50% so với mức hiện hành được đánh giá là một tín hiệu tích cực.

Dự thảo quyết định về hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG tối đa là 75 triệu đồng, tăng 50% so với mức hiện hành được đánh giá là một tín hiệu tích cực.

NHNN đã công bố Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm để lấy ý kiến các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Theo đó, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG) tối đa là 75 triệu đồng. Đây được xem là một tín hiệu tích cực bước đầu đối với người gửi tiền trong cả nước. 

Những dấu hiệu tích cực
Tính đến nay, mức BHTG đã được nâng một lần từ mức 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005. Thời điểm đó, mức chi trả này tương đương 5 lần thu nhập bình quân đầu người/năm và bảo vệ tài khoản của khoảng 80% người gửi tiền nếu xảy ra trường hợp NH phá sản.

Tuy nhiên, qua 12 năm, GDP bình quân đầu người đã tăng từ 640 USD/người/năm của năm 2005 lên hơn 2.000 USD/người/năm vào năm 2016, song mức BHTG vẫn chưa được điều chỉnh và không còn phù hợp khi thu nhập và số tiền gửi của người dân tăng rất cao trong 12 năm qua.

Do đó, lần này, Dự thảo quyết định về hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG tối đa là 75 triệu đồng, tăng 50% so với mức hiện hành được đánh giá là một tín hiệu tích cực.

Chính sách BHTG đang được điều chỉnh gần với quyền lợi của người gửi tiền hơn
Song, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, mức tăng từ 50 triệu đồng lên 75 triệu đồng vẫn còn thấp khi nhiều đề xuất đưa ra từ 150-200 triệu đồng, bởi ngay cả quỹ tín dụng nhân dân tuy nhỏ nhưng nhiều tài khoản cũng đã vượt mức này.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH cũng cho biết, tranh luận về việc nâng hạn mức BHTG đã diễn ra nhiều năm qua. Vấn đề này đã trì hoãn khá lâu và đây là lúc cần phải nâng hạn mức lên và cũng có thể là bước chuẩn bị cho một giai đoạn mới cho việc tái cơ cấu NH theo kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hiện nay thu nhập người dân đã tăng lên, lượng người gửi tiền và lượng tiền gửi sau 12 năm cũng tăng mạnh nên mức chi trả này còn thấp.

Cần thêm chút “gia vị”
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, ở các nước tiên tiến, BHTG đóng vai trò rất  quan trọng vì nhiều người dân gửi tiền NH. Như ở Hoa Kỳ, bình quân 1 người thu nhập 1 năm khoảng 40.000-50.000 USD và thường gửi NH một khoản rất lớn vì họ tiết kiệm nhiều, tích lũy nhiều, nên vấn đề BHTG rất quan trọng.

Cụ thể, mức BHTG hiện tại lên đến 250.000 USD, gấp 5 lần thu nhập bình quân đầu người. Hơn nữa, ở các quốc gia đó, các NH được phá sản. Nếu mức bảo hiểm quá thấp, người dân chỉ đến gửi tiền ở những NH lớn nhất và sẽ xóa sổ các NH nhỏ. BHTG không những giúp người dân an tâm với khoản tiền gửi NH mà còn giúp NH nhỏ cạnh tranh được.

Về vấn đề BHTG, TS. Trần Du Lịch cho rằng, thông thường ở các nước, khi hệ thống tổ chức tín dụng có dấu hiệu bất ổn, mức BHTG sẽ được nâng lên để tạo an tâm cho người dân. Còn ở Việt Nam, việc nâng mức BHTG hay không cũng thật sự không quan trọng, vì BHTG chỉ có ý nghĩa khi NHNN chấp nhận cho NHTM phá sản.

Đồng thời, mục đích của BHTG là bảo vệ khách hàng là công chúng đa số chứ không phải bảo vệ nhà đầu tư. Do đó, cũng có thể mức này được lấy từ mức tiền gửi đa số những người gửi tiết kiệm tại NH để đa số người gửi tiền không thiệt hại. Còn trong tương lai, hạn mức chi trả này có nâng lên cao hơn nữa hay không sẽ tùy thuộc vào 2 yếu tố.

Một là mức tiền gửi của đa số khách hàng cá nhân, vì như đã nói, BHTG không bảo hiểm đầu tư, kinh doanh mà bảo hiểm dân sự cho những người gửi tiết kiệm, cho công chúng rộng rãi hoặc những người buôn bán nhỏ có ít tiền nhàn rỗi luân chuyển trong NH. Hai là tùy thuộc vào chính sách, bởi vì khi nào chấp nhận nguy cơ có thể cho NH phá sản, BHTG phải nâng lên.

Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, sắp tới Chính phủ sẽ mạnh tay hơn trong việc sắp xếp các tổ chức tín dụng, NH nào còn có thể phục hồi được sẽ tái cơ cấu, những NH không phục hồi được sẽ xử lý, cho phá sản, nhưng phải bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Một chuyên gia tài chính chia sẻ, nếu cho NH phá sản, một bộ phận người gửi tiền sẽ thiệt hại, do vậy cho NH phá sản phải kèm theo điều kiện nâng BHTG và mức tăng phải cao hơn Dự thảo đề ra, có như vậy bảo đảm quyền lợi cho người dân khi NH lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi hoặc phá sản.

Song song đó, NHNN đang nỗ lực để giảm lãi suất cho vay, muốn vậy, NHNN có thể nâng BHTG lên mức phù hợp hơn và cho phá sản NHTM để chống chuyện NH chạy đua lãi suất. Hiện nay tâm lý chung vẫn còn lo sợ bất ổn xảy ra nên chưa thực hiện phá sản NH được, nếu mạnh dạn thực hiện, NH nào phải phá sản cho phá sản và trả BHTG sẽ loại bỏ được tình trạng chạy đua lãi suất…
 
Theo TBNH
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi