Chính sách lãi suất của NHNN
Laisuat.vn - Theo như thông điệp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN hồi đầu năm thì mỗi quỹ sẽ giảm 1% lãi suất.
Tuy nhiên, chỉ trong 1 thời gian ngắn tức là trong khoảng cuối quý 1 đầu quý 2.2012 thì NHNN đã tiến hành 2 lần điều chỉnh trần lãi suất huy động và qua đó kéo lãi suất từ 14% về mức 12%. Đây được xem là động thái khá khẩn trương của NHNN trong bối cảnh lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt và nền kinh tế, đặc biệt là các DN, đang vật lộn với nhiều khó khăn.
Xét về môi trường tài chính thì việc hạ lãi suất của NHNN đã phần nào cởi một nút thắt cho thị trường tài chính vốn đang bị co thắt mạnh từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong suốt năm 2011. Đáng lưu ý là sự khởi sắc trên TTCK khi chỉ số Vnindex đã tăng khá mạnh trong cuối quý 1 và đầu quý 2. Hiện chỉ số này đang giao dịch ở quang mức 460 – 470 điểm, tăng khoảng 30% so với đầu năm. Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể khi KLGD và GTGD trên thị trường bằng 1,7-1,8 lần so với 2 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn và tình hình kinh doanh của các DN bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì đà tăng của thị trường trong thời gian qua là chưa chắc chắn. Đối với hoạt động kinh doanh đầu tư vào vàng thì xu hướng giá vàng thế giới giảm mạnh cũng phần nào tác động đến giá vàng trong nước. Với hình thức chủ yếu là buôn bán vàng miếng và xu hướng đầu tư 1 chiều như hiện nay thì hiện nay vàng không phải là kênh thu hút vốn đầu tư. Trên thị trường BĐS, việc NHNN tiến hành giảm lãi suất đồng thời đưa ra chính sách mới trong việc nới lỏng cung cấp tín dụng cho thị trường BĐS phần nào cũng tác động tích cực đến thị trường. Các DN sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn để triển khai dự án trong khi người có nhu cầu mua nhà cũng được hỗ trợ vốn vay hơn so với trước kia.
Tuy nhiên, hiện thị trường này vẫn còn kém thanh khoản và thị trường vẫn kỳ vọng giá nhà sẽ tiếp tục giảm nên chính sách hỗ trợ của NHNN tạm thời sẽ chưa tác động gì nhiều đối với thị trường BĐS. Đối với kênh tiền gửi tiết kiệm thì lãi suất huy động giảm về 12% phần nào khiến người có tiền không mặn mà với việc gửi tiền, tuy nhiên, xem xét trong bối cảnh môi trường đầu tư hiện nay thì tiền gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư thu hút phần đông người gửi tiền.
“Mặc dù LS huy động chỉ còn 12%, thậm chí giảm xuống 10% thì gửi tiền vẫn là kênh tốt nhất (kết hợp giửa an toàn và thu nhập). Ngoài ra khi LS giảm xuống 10% thì có thể là USD trở nên hấp dẩn và tăng tỷ giá, đó là điểm cần quan tâm trong 3 tháng tới.” TS Đinh Thế Hiển |
Tóm lại lãi suất giảm đã tạo tín hiệu tốt cho kinh tế trong giai đoạn tới, qua đó TTCK vẫn đang duy trì xu thế tăng điểm. Tuy nhiên, LS giảm chưa thực sự tạo tình hình khả quan cho hoạt đồng đầu tư tài chính và đầu tư BĐS. Mặc dù LS huy động chỉ còn 12%, thậm chí giảm xuống 10% thì gửi tiền vẫn là kênh tốt nhất (kết hợp giửa an toàn và thu nhập). Ngoài ra khi LS giảm xuống 10% thì có thể là USD trở nên hấp dẩn và tăng tỷ giá, đó là điểm cần quan tâm trong 3 tháng tới.
Xét đến những tác động của việc giảm lãi suất đến tình hình kinh doanh của các DN, mặc dù NHNN đưa ra thông điệp giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế đồng thời đưa ra tuyên bố là DN sẽ tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ (15-16%/năm) và các NHTM cũng đưa ra nhiều gói cho vay với lãi suất ưu đãi trị giá hàng ngàn tỷ đồng, tuy nhiên số lượng và đối tượng DN tiếp cận với nguồn vốn này vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay lãi suất cho vay, tuy có được hỗ trợ, những cũng vẫn xoay quanh mức 17 – 19%/năm. Đây vẫn là mức quá cao so với sức chịu đựng của DN. Ngoài ra, hầu hết các DN hiện nay đang gặp khó khăn cả về vốn và thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ suy giảm khiến tồn kho tăng mạnh nên dù DN có vay được vốn “rẻ” cũng chưa chắc đã cải thiện được tình hình hoạt động. Đó là chưa kể đến trường hợp nhiều DN đã vay nợ nhiều trong thời gian trước đây và đã cầm cố hầu hết các tài sản để vay nợ nên để tiếp cận được với những khoản vay hiện nay, dù các DN rất muốn, nhưng chưa chắc đã được.
Do đó, việc giảm lãi suất về 12% như hiện nay về cơ bản chưa giúp ích gì nhiều cho các DN. Vấn đề doanh nghiệp cần hiện này chính là thị trường tiêu thụ khởi sắt trở lại để có thể bán được hàng, mà vấn đề này thì việc giảm LS như hiện nay chỉ có tác động một phần, phần quan trọng chính là việc chuyển vốn mạnh mẻ của NHTM vào khu vực vay tiêu dùng và SX hàng hoá cũng như cần phải có một lực cung tiền của Chính phủ cho lãnh vực này. Khi đó mối quan hệ Doanh nghiệp – thị trường – việc làm mới phát triển tạo động lực cho nền kinh tế, trong đó có lợi ích của doanh nghiệp.
TS.Đinh Thế Hiển