Lãi suất tiết kiệm giảm hoài cũng buồn

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
07/05/2023 11:00:00 CH
BẢO TRỢ

Lãi suất tiết kiệm giảm hoài cũng buồn

Thời gian gần đây, tâm trạng của người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng không vui khi các ngân hàng, dưới sự "dẫn dắt" của bốn ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước, đã liên tục giảm dần lãi suất tiền gửi tiết kiệm


Trình bày: N.KH.

Khách hàng gửi tiền hiểu rằng ngân hàng cần phải giảm dần lãi suất tiết kiệm để mở đường cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, một cách chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế. Bởi ngân hàng cũng chỉ là đơn vị trung gian, đi vay (nhận tiền gửi tiết kiệm) để cho vay. 

Ngân hàng không thể bỏ tiền túi ra để giảm lãi suất cho vay mà chỉ có thể tiết giảm tối đa chi phí qua đó giảm lãi suất cho vay. 

Thậm chí giảm ngay lãi suất tiết kiệm nhưng cũng cần "nhiều ngày tháng" mới có thể giảm lãi suất cho vay. Lý do đơn giản là ngân hàng cần phải "tiêu hóa" dần số tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cao trước đó.

Như vậy, muốn lãi suất cho vay giảm sâu, giảm nhanh, cần phải "tổng hòa" nhiều yếu tố. Đó là giảm dần lãi suất tiết kiệm. Là ngân hàng tiết giảm chi phí cho vay và "hy sinh" một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay. 

Như vậy đã đủ chưa? Có lẽ là chưa. Vì người vay vốn luôn mong muốn có được mức lãi suất vay thấp hơn nữa. Chính phủ cũng liên tục kêu gọi ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay. Vậy giảm thêm bằng cách nào? Đó là thông qua kênh điều hành chính sách tiền tệ.

Như thông lệ các đợt kéo giảm lãi suất cho vay trước đây để giúp phục hồi kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cần giải phóng một lượng tiền ra nền kinh tế thông qua giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc. 

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các ngân hàng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia ở từng thời kỳ, từng giai đoạn, trong đó có mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Nay sức ép lạm phát không còn quá lớn. Mục tiêu lúc này là làm sao giúp doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp. Nếu Ngân hàng Nhà nước nới tay, sớm giải phóng một lượng vốn "dự trữ bắt buộc", các ngân hàng thương mại có thêm được nguồn vốn giá rẻ để giảm lãi suất cho vay. 

Đó cũng là tín hiệu để doanh nghiệp, ngân hàng tin rằng nhà quản lý đang khuyến khích doanh nghiệp, người làm ăn vay vốn.

Có được tín hiệu đó, chắc chắn thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc, doanh nghiệp có lòng tin để mạnh dạn bung ra làm ăn thay vì cố thủ như hiện nay. 

Như vậy, muốn lãi suất cho vay giảm nhanh, cần sớm nới tay với dự trữ bắt buộc, bên cạnh giảm dần lãi suất tiết kiệm. Lãi suất tiết kiệm giảm sâu là tin không vui cho hàng triệu người gửi tiền tiết kiệm.

Theo TTO 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi