Tỷ giá: thông tin - nhận định và lời khuyên

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/04/2016 10:40:01 SA
BẢO TRỢ

Tỷ giá: thông tin - nhận định và lời khuyên

Trung tuần tháng 2/2011, thị trường tiền tệ liên tục có những biến động tạo nên những cơn “sốt” về tỷ giá. Trong khuôn khổ bài phân tích tuần, Cổng thông tin ngân hàng www.laisuat.vn tổng hợp lại một số tin đáng chú ý:

Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm biên độ tỷ giá từ +/-3% xuống +/-1% và nới tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD . Chính sự điều chỉnh này đã dẫn đến những biến động về tỷ giá liên tục trong những ngày tiếp theo.

Ngày 17/2/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 271/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng.

Theo quyết định trên, Ngân hàng Nhà nước quy định các mức lãi suất như sau: lãi suất tái cấp vốn là 11%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 11%/năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Và mức tăng so với trước đó là 2%. Mức 11%/năm cũng đã được Ngân hàng Nhà nước áp dụng trên thị trường mở.

Ngày 18/2/2011, theo thông tin trên báo VnEconomy đưa tin, Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 1313/NHNN-CSTT gửi các ngân hàng thương mại (bao gồm ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần) về việc báo cáo một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2011. Trong đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu có thông tin là có thể sẽ hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay từ 23% xuống dưới 20% - thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.


Trao đổi về vấn đề tỷ giá, Ông  Huỳnh Thế Du, Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nêu nhận định: câu chuyện về tỉ giá thực ra là vấn đề lòng tin vào tiền đồng. Người ta không giữ tiền đồng thì tiền đồng mất giá. Theo tôi, điều chỉnh tỉ giá phải làm hai việc đồng thời. Nhà nước nên điều chỉnh tỉ giá liên NH lên 21.000 đồng/USD và để biên độ trong khoảng 21.000 đồng– 22.000 đồng/USD. Đồng thời chuẩn bị nguồn ngoại tệ để NH bán cho DN trong biên độ này.
 
Khi tỉ giá chưa tăng, USD ngoài thị trường tự do vào khoảng 21.100 đồng – 21.300 đồng/USD. Đến khi tỉ giá tăng nhưng vẫn còn dưới mức cân bằng, thị trường thấy còn chênh lệch nên không tạo được niềm tin khiến tiền đồng càng mất giá. Tình hình này làm những người giữ USD càng thấy họ đúng, còn người giữ tiền đồng càng có động cơ để họ đi mua vàng, mua USD ( báo Nguoilaodong).

Còn Ông Trần Hoàng Ngân – Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng: “Giá USD sẽ giảm nên người dân cần bình tĩnh khi mua USD với giá hiện nay" ( Báo Thanhnien Online)

Tính đến thời điểm hiện nay, giá USD ở thị trường tự do là 22.4000đ và giá vàng cũng đã tăng lên 3.825 triệu đồng/chỉ.

Như vậy, theo các chuyên gia, thị trường tiền tệ sẽ dần ổn định trong thời gian tới và tỷ giá cũng sẽ đi vào guồn máy ổn định.

Bên cạnh các biến động về tỷ giá, các thông tin liên quan đến hoạt động liên ngân hàng có vẻ “êm ắng” hơn. Lãi suất huy động VND vẫn  phổ biến ở mức 13,5 - 14%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu ở mức 12,5 -14,5%/năm; lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 17- 20%/năm.
 
Lãi suất huy động USD biến động nhẹ, mức huy động cao nhất đang thuộc về ngân hàng TMCP Phương Tây, ở kỳ hạn 13 tháng với mức lãi suất là 6.35%/năm.
 
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6 - 6,6%/năm đối với ngắn hạn, 7 - 8%/năm đối với trung và dài hạn.

Dung Hạ tổng hợp

 

Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi