Vì sao doanh nghiệp chưa vay được vốn hỗ trợ?

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/04/2016 10:40:02 SA
BẢO TRỢ

Vì sao doanh nghiệp chưa vay được vốn hỗ trợ?

Laisuat.vn- Động thái giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất vay đang được Ngân hàng Nhà nước từng bước thực hiện. Tuy lãi suất huy động về 12% và nhiều ngân hàng tuyên bố giảm lãi suất vay, nhưng tại sao doanh nghiệp không mặn mà???

Ngân hàng nhà nước “ra tay” mạnh mẽ

Lãi suất huy động giảm trần xuống 12%/năm song song đó giảm luôn lãi suất điều hành đó là thông báo của NHNN vào ngày 10 tháng 4 và áp dụng ngay một ngày sau đó. Quyết định này được đưa ra gây bất ngờ cho giới quan sát vì trước đó chưa đầy 4 tuần NHNN đã quyết định hạ lãi suất huy động xuống 1% sau quãng thời gian dài lãi suất trụ ở mức 14% thì ngày 13/3 mức trần quy định chỉ còn 13%/năm. Song song quyết định hạ lãi suất đầu vào Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyến bố lãi suất vay sẽ giảm trong cuộc họp báo ngày 11/4 “Doanh nghiệp thì có nhiều loại hình doanh nghiệpkhác nhau và tình hình tài chính cũng khác nhau. Nếu doanh nghiệp tốt, đủ điều kiện vay vốn đối với lĩnh vực khuyến khích theo quy định thì tôi tin hoàn toàn có thể vay với mức lãi suất 14%-16%. Tôi phải nói thêm rằng, ngân hàng cũng là doanh nghiệp. Ngân hàng cho vay ra phải có trách nhiệm vì tiền tại ngân hàng là tiền của nền kinh tế. Nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp xấu thì ngân hàng không thể cho vay. Có trường hợp đi vay tiền ngân hàng mặc cả mức lãi suất 16%, không được thì lại đưa ra 18%, thậm chí là 25%.Với những trường hợp như vậy, chắc chắn là không thể cho vay bởi không bao giờ cho vay tiền với những người cần tiền bằng mọi giá".

Vấn đề quan trọng hiện nay là hạ lãi suất doanh nghiệp sẽ hấp thụ được vốn của ngân hàng, tháo gỡ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp kêu không vay được, một mặt thông cảm nhưng cũng phải xem lại vì sao họ không vay được”.

Doanh nghiệp vẫn kêu than

Chúng tôi vẫn thường nghe từ những quyết định đến thực thi điều phải có độ trễ, điều đó có vẻ các doanh nghiệp rất thấu hiểu."Hạ lãi suất là tốt rồi, nhưng tiếp cận vốn vay ngân hàng được hay không lại là câu chuyện khác. Không phải vì hạ lãi suất mà chúng tôi dễ vay vốn hơn đâu"giám đốc công ty XNK chia sẻ.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) riêng trong quý 2/2012, các doanh nghiệp cần nguồn vốn khẩn cấp từ 10-500 tỷ đồng cho các hoạt động đầu tư vào vùng nguyên liệu, giống, thức ăn, bổ sung nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất và chế biến. mặc dù lãi suất cho vay đã giảm còn 14,5%/năm từ đầu năm 2012 nhưng số doanh nghiệp tiếp cận được lãi suất ưu đãi này rất hạn chế. Hiện nay, doanh nghiệp đang vay với mức lãi suất 15-19%/năm trong đó tỷ lệ được vay 15% rất khiêm tốn.

Ngoài ra, đang có thêm cái khó nữa khiến doanh nghiệp không muốn vay vốn cho dù lãi suất giảm đó là do giá cả leo thang, hàng hóa tồn động, thị trường tiêu thụ khó khăn. Dẫn đến kinh doanh chậm, cắt giảm sản xuất.

Ngân hàng nói gì ?

Phản ứng thị trường được Laisuat.vn ghi nhận ý kiến của Phó tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần “Theo ý kiến cá nhân, thời gian đầu có thể giảm, nhưng sau đó sẽ tăng hoặc không giảm vì mấy lý do: kênh đầu tư vàng và ngoại tệ năm nay ít có biến động, dự trữ ngoại hối dồi dào 17 tỷ USD hết quý 1, vàng không còn hấp dẫn nữa.... Chỉ có tiết kiệm, lãi suất thực dương, vì 3 tháng CPI chỉ 2.55. Chứng khoán đang tăng, có thể hấp thụ dòng tiền vào các công ty chứng khoán, công ty chứng khoán và nhà đầu tư đều mở tài khoản tại các ngân hàng, nên nguồn tiền ngân hàng sẽ tăng. Chênh lệch lãi suất VND và USD vẫn còn cao 10% và tỷ giá tăng tối đa 3% nên giữ tiền VND vẫn có lời hơn. Chính sách tín dụng mở rộng đối tượng vay Bất động sản, tiêu dùng và các phân khúc thị trường bất động sản. Cho nên, hệ số tạo tiền sẽ tăng lên, khi giải ngân sẽ phải thanh toán qua ngân hàng đối với số tiền 100 triệu VND trở lên, tạo tiền qua ngân hàng rất tốt, nguồn vốn ngân hàng sẽ tăng lên”.

Về phản ứng của doanh nghiệp việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn ông chia sẽ “Việc ngân hàng cho vay với lãi xuất 16%/năm, thậm chí còn thấp hơn đối với các doanh nghiệp là có nhưng sẽ không nhiều, vì phải thỏa mãn những điều kiện vay vốn rất chặt chẽ: Không có nợ xấu, tình hình tài chính tốt, tỷ lệ đòn cân nợ <1, dòng tiền lưu chuyển tốt. Hay đối với doanh nghiệp Xuất nhập khẩu ổn định, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ là những đối tượng ưu tiên, Doanh nghiệp xuất khẩu gạo... trong những năm qua từ 2008 đến nay, khó khăn chồng chất: lãi suất cao, chi phí đầu vào cao: điện, xăng, dầu, gas, than, lương...hàng hóa chậm luân chuyển, sao mà tốt được. Nếu không giảm, giản thuế thì không có doanh nghiệp tốt. Chỉ có khách hàng ruột, quan hệ lâu dài với ngân hàng ...”

Những ý kiến trái chiều

Theo ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT Công ty CP chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu Aproximex than thở: "Lãi suất trung bình chúng tôi đang vay là 18,5%/năm, trong đó, chỉ có vay Ngân hàng Công thương đang được hưởng mức lãi 17%/năm. Có ngân hàng chúng tôi phải chịu lãi tới 20%/năm. Bên ngoài, doanh nghiệp khác còn chịu vay tới 25-26%/năm".Tỏ ra không mặn mà lắm với động thái "giữ lời hứa" của Ngân hàng Nhà nước, ông Lý nói: "Đó là ngân hàng tự cứu ngân hàng thôi, không có lợi gì cho doanh nghiệp cả".

Vừa qua VTV đã trích phát biểu đáng chú ý của cựu Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển về việc hạ lãi suất ông nói “Áp trần đầu vào thì chỉ lợi cho ngân hàng, nếu áp trần đầu ra sẽ lợi cho dân gửi tiền và cả doanh nghiệp. Tôi đã nói mà không ai nghe”.

Vương Nguyễn
 

Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi