“Lãi suất cho vay đã lên đến 27%”

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/04/2016 10:39:59 SA
BẢO TRỢ

“Lãi suất cho vay đã lên đến 27%”

Laisuat.vn - Việc huy động lãi suất vượt trần đã đẩy lãi suất cho vay lên 20- 22%/năm, thậm chí một số ngân hàng còn tự đặt ra nhiều loại phí, khiến mức lãi suất thật các doanh nghiệp nhỏ và và vừa phải vay có thể lên tới 27%.

Đó là ý kiến nhận định của TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết tại buổi tọa đàm “Giải pháp vốn cho doanh nghiệp” do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng qua.
 


Nguồn vốn ngoài ngân sách: Không dễ
 
Theo TS.Nguyễn Thị Mùi, Hiệu trưởng Trường đạo tạo nhân lực VietinBank, quy định là 14% nhưng thực tế không phải như thế, các ngân hàng (NH) phải huy động 17- 18%, thậm chí bây giờ là 19- 20%. Với mức huy động đó, các NH không thể cho vay thấp được.
 
Bà Mùi cũng cho biết, trong cơ cấu nguồn vốn của các NH hiện nay chỉ có khoảng trên dưới 10% là vốn tự có, còn đến 90% là NH cũng phải đi vay ngoài xã hội, trong đó huy động tiền gửi từ dân cư thường chiếm đến 30- 40% tổng tiền gửi của các NH.
 
Số liệu của VietinBank cho thấy chỉ trong vòng 1 tháng, từ 21/3 đến 28/4 lượng tiền gửi của tổ chức DN đã giảm 5,57%. Nguyên nhân là do các NH khác chào với lãi suất cao hơn và do DN rút tiền gửi về để KD do lãi suất vay cao.
 
Để sống sót vượt qua cơn bão lãi suất, tại cuộc tọa đàm, Chủ tịch VCCI tư vấn, hiện nay ngoài kênh huy động vốn truyền thống là vay từ NH, vẫn còn khá nhiều kênh huy động vốn khác mà các doanh nghiệp (DN) chưa tận dụng hết như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, mua chịu hàng hoá, đi thuê tài chính hay kinh doanh liên kết.… Tuy nhiên, chính ông Lộc cũng thừa nhận huy động được vốn từ các kênh đó không đơn giản.
 
Đơn cử như huy động vốn trên TTCK, việc phát hành cổ phiếu ồ ạt khiến cho TTCK bị bội thực nguồn cung vì thế kênh huy động này đã không phát huy được hiệu quả trong thời gian gần đây. Với việc phát hành trái phiếu, DN có thể tránh bị pha loãng cổ phiếu, được hưởng ưu đãi thuế đối với vốn vay và giảm chi phí sử dụng vốn. Đặc biệt, nếu phát hành trái phiếu chuyển đổi, DN chỉ phải trả mức lãi suất rất thấp, thậm chí là không phải trả lãi. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự thành công của đợt phát hành, các DN phải minh bạch và uy tín, và đây là điểm yếu chung của các DNNVV.
 
Một kênh huy động nữa, theo bà Thái Thanh Hải – Phó TGĐ Cty Deloitte Việt Nam, đó là hợp tác công – tư. Theo bà Hải, các dự án đầu tư theo hình thức công – tư hấp dẫn các DN bởi rủi ro thấp do nhà nước cung cấp các cam kết thể chế cho dự án, bảo lãnh và xúc tiến khả thi cho dự án. Tuy nhiên, quan ngại của các DN khi tham gia đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trước hết liên quan đến tính đầy đủ, rõ rằng, minh bạch của cơ chế thu hút và thực hiện các dự án, khả năng tiếp cận thông tin và khả năng tiếp cận tín dụng…
Tự cứu: Cách nào?
 
Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu Aprocimex, ông Đoàn Trọng Lý lạc quan cho rằng sau cơn “hồng thủy” sẽ có sàng lọc và DN nào mạnh sẽ trụ và tiếp tục vươn lên khẳng định vị trí và uy tín. Hiện không ít DN cố gắng gồng mình đưa ra chiến lược “tự cứu” để kiếm tiền nuôi bộ máy, trả khấu hao, duy trì hoạt động của DN như: hợp lý hóa sản xuất, tập trung kinh doanh sản phẩm chính; rút ngắn thời hạn thanh toán phân phối để đẩy nhanh vòng vốn, giảm lệ thuộc vào vay NH; đảm bảo thanh toán hàng nhập khẩu, tạo nguồn dự phòng thay đổi tỷ giá; tránh giảm mức tiêu thụ bằng cách phải chấp nhận lỗ để giữ khách hàng…
 
Ông Lý cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc điều chỉnh giá đơn hàng là không thể được do đối tác nào cũng rơi vào tình cảnh khó khăn chồng chất. Do vậy giải pháp trước mặt là quyết liệt tiết kiệm trong điều hành sản xuất và chi tiêu để chờ cơ hội…
 
TS Vũ Tiến Lộc cũng cho rằng hơn lúc nào hết, các DN cấn phải phát huy nội lực. Để làm được điều đó, các DNNVV cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình, với nhiều hình thức như tiết giảm chi phí, tích cực cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc. Một hệ thống sổ sách tài chính minh bạch cùng với mô hình quản lý khoa học, năng động là những yếu tố quan trọng tạo nên sức khỏe của một DN. - Phap luat Online

Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi