Ngày mai (19/4) cơ hội đầu tư vào TPBank

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
17/04/2018 10:35:50 SA
BẢO TRỢ

Ngày mai (19/4) cơ hội đầu tư vào TPBank

555 triệu cổ phiếu TPBank với mã chứng khoán TPB sẽ chính thức niêm yết trên HOSE ngày 19/4/2018. Với giá chào sàn là 32.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường của TPBank đạt 17.760 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn hóa lớn thứ 8 trên thị trường chứng khoán.

Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch TPBank, ông Đỗ Anh Tú chia sẻ: “Năm 2018, TPBank có kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông từ nguồn lợi nhuận năm 2017 với tỷ lệ trên 8%. Ngân hàng cũng đang hoàn tất giao dịch bán 15% cổ phần cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ và sẽ tiến hành chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỉ lệ 20% từ nguồn thặng dư của đợt phát hành này.
 


 

TPBank thành lập năm 2008 với tên gọi tiền thân là Tienphong Bank. Năm 2012, anh em ông Đỗ Minh Phú và những người liên quan đã tiến hành mua lại gần 20% cổ phần khi ngân hàng tăng vốn theo Đề án tái cơ cấu được Thủ tướng và NHNN phê duyệt. Nhờ sự lãnh đạo tài tình của ông Phú, Hội đồng quản trị và Ban điều hành, giữa năm 2015 TPBank đã bù đắp toàn bộ lỗ lũy kế và trở thành ngân hàng điển hình “lột xác” thành công trong số hơn chục ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu giai đoạn 1 (2011-2015).

Năm 2016, Tổ chức tài chính Quốc tế IFC trở thành cổ đông của TPBank với tỉ lệ sở hữu 4,99%. Cách đây chưa lâu, quỹ ngoại PYN Elite Fund đã chi gần 40 triệu USD để sở hữu 4,99% cổ phần ngân hàng với số tiền gần gấp đôi so với IFC trước đó hơn 1 năm. PYN Elite Fund là quỹ đầu tư nước ngoài lớn thứ ba tại Việt Nam và đang sở hữu khối tài sản 444 triệu EUR tính đến cuối tháng 3/2018.

Với định hướng trở thành ngân hàng số hàng đầu Việt Nam, TPBank đã mạnh tay đầu tư cho công nghệ và liên tiếp đưa ra các sản phẩm, dịch vụ nổi trội trên thị trường như TPBank eBank, eBank Biz, TPBank QuickPay… Đây là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đưa vào hoạt động thành công mô hình Ngân hàng tự động 24/7 TPBank LiveBank, cho phép thực hiện gần như đầy đủ các giao dịch cơ bản tại một chi nhánh, có thể tương tác với tư vấn viên từ xa thông qua video call và đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người sử dụng. Tính đến 31/3/2018, TPBank có gần 60 điểm LiveBank trên toàn quốc. Ngân hàng cũng ra mắt ứng dụng TPBank QuickPay - ứng dụng chuyển tiền bằng điện thoại thông qua mã QR, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng ở mọi lứa tuổi khác nhau.

Trong 3 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của TPBank không ngừng tăng trưởng và đạt được những kết quả khả quan. Có thể nói, TPBank là ngân hàng phát triển mạnh nhất tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2017 dựa trên các tiêu chí: tốc độ tăng trưởng, chất lượng tài sản, quy mô vốn và vị thế của TPBank theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế. Quy mô tổng tài sản của ngân hàng tăng trưởng mạnh qua các năm, từ 76,2 nghìn tỷ đồng năm 2015 lên hơn 124 nghìn tỷ đồng năm 2017, tăng gần 63%.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

31/12/2015

31/12/2016

31/12/2017

% thay đổi 2017 so với 2016

Tổng giá trị tài sản

76.220.834

105.782.009

124.118.747

17%

Vốn chủ sở hữu

4.798.665

5.681.486

6.676.717

18%

Tổng thu nhập hoạt động (TOI)

1.555.223

2.308.865

3.609.726

56%

Lợi nhuận trước thuế

625.663

706.554

1.205.711

71%

%LNTT/TOI

40,22%

30,60%

33,40%

9%

Lợi nhuận sau thuế

562.16

565.211

963.609

70%

%LNST/TOI

36,15%

24,48%

26,69%

9%

Tỷ lệ LNST trên VCSH bình quân

12,44%

10,79%

15,59%

45%

Nguồn: BCTC đã được kiểm toán năm 2015, 2016 và 2017 của TPBank

TPBank nằm trong nhóm các ngân hàng có lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng với con số đạt được năm 2017 là 1.206 tỷ nhờ tăng trưởng thu nhập lãi thuần đạt 150% so với năm 2016, mở rộng dịch vụ thanh toán và hiệu quả giao dịch trái phiếu Chính phủ. Tính đến hết tháng 3/2018, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 513 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ; tổng huy động đạt trên 110 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 0,95%.

Năm 2017, ROE của TPBank đạt 15,59%. Đây là kết quả khá cao khi vốn chủ sở hữu của ngân hàng ở mức trung bình so với các ngân hàng TMCP khác. Năm 2018, TPBank phấn đấu ROE đạt khoảng 20%, tăng 4,4 điểm phần trăm so với mức 15,6% năm trước. So với các ngân hàng khác, tỷ suất sinh lời tại TPBank năm 2017 cũng thuộc nhóm dẫn đầu.

Đơn vị: ngàn tỷ đồng

 

VPB

TPB

BID

HDB

ACB

CTG

EIB

MBB

VCB

Dư nợ tín dụng

133,55

71,30

859,79

120,54

241,39

752,37

117,54

220,18

708,51

Tiền gửi của khách hàng

179,52

73,80

854,95

103,34

196,62

782,39

100,27

182,06

535,32

Vốn chủ sở hữu

29,70

6,68

48,99

14,76

16,03

63,69

14,25

29,60

54,07

Lợi nhuận sau thuế

6,44

0,96

7,06

1,95

2,12

7,46

0,82

3,49

9,11

ROE %

27,48%

15,59%

14,82%

14,51%

14,08%

11,99%

5,94%

12,42%

17,79%

ROA %

2,54%

0,84%

0,63%

1,03%

0,82%

0,73%

0,59%

1,22%

1,00%

Nguồn: BCTC năm 2017 của các Ngân hàng năm 2017

Chất lượng tài sản của TPBank được đánh giá tốt, chỉ số nợ xấu NPL ở mức thấp so với trung bình ngành và tỷ lệ nợ xấu trong nhóm thấp nhất trong các ngân hàng có quy mô tương đương. Có thể thấy, TPBank đã trở thành một trong các tổ chức tăng trưởng ấn tượng nhất trong các năm qua. Năm 2018, nhà băng này đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận sau thuế gần gấp đôi so với 2017, tăng 82,65% với số tuyệt đối là 2.200 tỷ đồng; tổng tài sản tăng 11% lên gần 140.000 tỷ đồng và kiểm soát nợ xấu ở dưới mức quy định. TPBank cũng kì vọng vốn hóa thị trường của ngân hàng sẽ tăng lên ít nhất 1 tỷ USD trong năm 2018 sau khi cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE.
 

Theo TPBank

Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi