7 lưu ý về cách viết kỹ năng trong CV xin việc
Kỹ năng là nội dung không thể thiếu trong bất cứ CV xin việc nào. Bên cạnh kinh nghiệm, kỹ năng chính là nhân tố chinh phục nhà tuyển dụng, giúp họ đánh giá được chất lượng ứng viên
Để viết kỹ năng đúng chuẩn, chuyên nghiệp không hề đơn giản. Muốn có được phần nội dung này thật hoàn hảo, hãy tham khảo 7 lưu ý về cách viết kỹ năng trong CV xin việc sau đây nhé.
Viết cả kỹ năng trong phần giới thiệu bản thân
Trong các mẫu CV xin việc sẽ có một mục Kỹ năng riêng để bạn trình bày các thế mạnh mà mình có. Tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn nếu trong phần giới thiệu đầu CV, bạn lồng ghép vài kỹ năng ưu tú nhất của mình. Đó sẽ là những “keyword” chinh phục nhà tuyển dụng, giúp họ thấy được tiềm năng của bạn và có hứng thú để đọc hết CV.
Vị trí trình bày kỹ năng
Vị trí trình bày kỹ năng rất quan trọng. Một CV hoàn chỉnh cần đảm bảo được yếu tố khoa học, chỉn chu. Vị trí tốt nhất là bạn hãy đặt mục Kỹ năng ngay sau mục Kiến thức và Kinh nghiệm. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian cho nhà tuyển dụng vì các nội dung quan trọng đều được đưa lên đầu tiên.
Tránh nhầm lẫn giữa kỹ năng và thế mạnh
Thế mạnh là những phẩm chất tự nhiên của bạn, nó theo bạn từ nhỏ, phát triển theo năm tháng. Ví dụ, thế mạnh của bạn là hoạt ngôn, là bạn có thể ứng biến nhanh với mọi tình huống. Trong khi đó, kỹ năng là những gì bạn học được, rèn luyện được, kết hợp với sự nỗ lực và trải nghiệm thực tế mà có được.
Thực ra, rất khó để xác định ranh giới giữa kỹ năng và thế mạnh. Nhưng mỗi người thường chỉ có 1,2 thế mạnh nhưng lại có thể có nhiều kỹ năng. Vì vậy, đừng tự giới hạn bản thân, nhầm lẫn giữa 2 khái niệm và chỉ đưa vào CV vài điểm mạnh nổi bật của mình. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn có quá ít kỹ năng và đánh giá bạn không phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng.
Đề cập cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Khi nói đến cách viết kỹ năng trong CV xin việc, bạn cần nêu rõ các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng là các kỹ năng thiên về kiến thức. Ví dụ như tin học, ngoại ngữ. Còn kỹ năng mềm chính là các kỹ năng giúp bạn hoàn thiện bản thân. Ví dụ như kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…
Cần phân loại 2 nhóm kỹ năng này và khi trình bày, bạn cũng cần trình bày tuần tự kỹ năng cứng đến kỹ năng mềm. Không nên viết lộn xộn vì sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp.
Kỹ năng chuyên môn là không thể thiếu
Kỹ năng chuyên môn chính là những kiến thức chuyên sâu tương ứng với từng công việc cụ thể. Ví dụ như bạn ứng tuyển công việc báo chí, thì kỹ năng viết lách, lọc tin tức, kỹ năng viết nhanh… là những nhân tố giúp bạn có thể đảm bảo hoàn thành công việc với chất lượng tốt nhất.
Chính vì vậy, bên cạnh kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, nếu bạn có kỹ năng chuyên môn nổi bật thì đừng quên nhắc đến để khẳng định giá trị và ưu điểm của mình.
Lựa chọn các kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc
Nhà tuyển dụng luôn có xu hướng tìm kiếm các ứng viên có các kỹ năng phù hợp công việc, phù hợp môi trường và văn hóa công ty. Chính vì vậy, khi trình bày kỹ năng, bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ về doanh nghiệp và yêu cầu tuyển dụng.
Sau đó, chọn lọc và thống kê các kỹ năng cần thiết đặt lên đầu để xây dựng được hình ảnh cá nhân của mình.
Ví dụ, đó là một công ty chuyên về các hoạt động cộng đồng, thường xuyên tổ chức teambuilding thì các kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hòa đồng thích nghi là không thể thiếu.
Viết cả kỹ năng trong phần giới thiệu bản thân
Trong các mẫu CV xin việc sẽ có một mục Kỹ năng riêng để bạn trình bày các thế mạnh mà mình có. Tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn nếu trong phần giới thiệu đầu CV, bạn lồng ghép vài kỹ năng ưu tú nhất của mình. Đó sẽ là những “keyword” chinh phục nhà tuyển dụng, giúp họ thấy được tiềm năng của bạn và có hứng thú để đọc hết CV.
Vị trí trình bày kỹ năng
Vị trí trình bày kỹ năng rất quan trọng. Một CV hoàn chỉnh cần đảm bảo được yếu tố khoa học, chỉn chu. Vị trí tốt nhất là bạn hãy đặt mục Kỹ năng ngay sau mục Kiến thức và Kinh nghiệm. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian cho nhà tuyển dụng vì các nội dung quan trọng đều được đưa lên đầu tiên.
Tránh nhầm lẫn giữa kỹ năng và thế mạnh
Thế mạnh là những phẩm chất tự nhiên của bạn, nó theo bạn từ nhỏ, phát triển theo năm tháng. Ví dụ, thế mạnh của bạn là hoạt ngôn, là bạn có thể ứng biến nhanh với mọi tình huống. Trong khi đó, kỹ năng là những gì bạn học được, rèn luyện được, kết hợp với sự nỗ lực và trải nghiệm thực tế mà có được.
Thực ra, rất khó để xác định ranh giới giữa kỹ năng và thế mạnh. Nhưng mỗi người thường chỉ có 1,2 thế mạnh nhưng lại có thể có nhiều kỹ năng. Vì vậy, đừng tự giới hạn bản thân, nhầm lẫn giữa 2 khái niệm và chỉ đưa vào CV vài điểm mạnh nổi bật của mình. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn có quá ít kỹ năng và đánh giá bạn không phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng.
Đề cập cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Khi nói đến cách viết kỹ năng trong CV xin việc, bạn cần nêu rõ các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng là các kỹ năng thiên về kiến thức. Ví dụ như tin học, ngoại ngữ. Còn kỹ năng mềm chính là các kỹ năng giúp bạn hoàn thiện bản thân. Ví dụ như kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…
Cần phân loại 2 nhóm kỹ năng này và khi trình bày, bạn cũng cần trình bày tuần tự kỹ năng cứng đến kỹ năng mềm. Không nên viết lộn xộn vì sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp.
Kỹ năng chuyên môn là không thể thiếu
Kỹ năng chuyên môn chính là những kiến thức chuyên sâu tương ứng với từng công việc cụ thể. Ví dụ như bạn ứng tuyển công việc báo chí, thì kỹ năng viết lách, lọc tin tức, kỹ năng viết nhanh… là những nhân tố giúp bạn có thể đảm bảo hoàn thành công việc với chất lượng tốt nhất.
Chính vì vậy, bên cạnh kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, nếu bạn có kỹ năng chuyên môn nổi bật thì đừng quên nhắc đến để khẳng định giá trị và ưu điểm của mình.
Lựa chọn các kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc
Nhà tuyển dụng luôn có xu hướng tìm kiếm các ứng viên có các kỹ năng phù hợp công việc, phù hợp môi trường và văn hóa công ty. Chính vì vậy, khi trình bày kỹ năng, bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ về doanh nghiệp và yêu cầu tuyển dụng.
Sau đó, chọn lọc và thống kê các kỹ năng cần thiết đặt lên đầu để xây dựng được hình ảnh cá nhân của mình.
Ví dụ, đó là một công ty chuyên về các hoạt động cộng đồng, thường xuyên tổ chức teambuilding thì các kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hòa đồng thích nghi là không thể thiếu.
Cách thức trình bày kỹ năng
Lưu ý cuối cùng về cách viết kỹ năng trong CV xin việc chính là trình bày. Có 2 cách để bạn hoàn thành mục này:
Liệt kê từng kỹ năng theo thứ tự: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm.
Trình bày kỹ năng theo thang điểm hoặc mức độ. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được từng kỹ năng của bạn đang được hoàn thiện đến mức nào. Thông thường, các ứng viên giàu kinh nghiệm sẽ sử dụng cách trình bày này.
Chúng ta đã tìm hiểu về cách viết kỹ năng trong CV xin việc cũng như những lưu ý quan trọng để hoàn thành mục này với hiệu quả cao nhất. Sự chỉn chu, chuyên nghiệp trong từng đề mục nội dung sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm và để lại ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng. Chúc các bạn hoàn thành tốt CV và nhanh chóng tìm được công việc như ý.
Pha Lê
Lưu ý cuối cùng về cách viết kỹ năng trong CV xin việc chính là trình bày. Có 2 cách để bạn hoàn thành mục này:
Liệt kê từng kỹ năng theo thứ tự: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm.
Trình bày kỹ năng theo thang điểm hoặc mức độ. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được từng kỹ năng của bạn đang được hoàn thiện đến mức nào. Thông thường, các ứng viên giàu kinh nghiệm sẽ sử dụng cách trình bày này.
Chúng ta đã tìm hiểu về cách viết kỹ năng trong CV xin việc cũng như những lưu ý quan trọng để hoàn thành mục này với hiệu quả cao nhất. Sự chỉn chu, chuyên nghiệp trong từng đề mục nội dung sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm và để lại ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng. Chúc các bạn hoàn thành tốt CV và nhanh chóng tìm được công việc như ý.
Pha Lê
Chia sẻ