Thêm nhiều ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất tiết kiệm
Lãi suất gửi tiết kiệm đang có những chuyển động trái ngược khi tăng, giảm đan xen giữa các ngân hàng
Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới nhất, theo hướng giảm ở một số kỳ hạn. Trong đó, lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 24 tháng tại ngân hàng này giảm từ 5,8%/năm xuống còn 5,6%; lãi suất kỳ hạn 36 tháng cũng giảm tương tự, còn 5,8%/năm
Đến thời điểm này, ít nhất 3 ngân hàng đã công bố giảm lãi suất huy động ở một số kỳ hạn, trong làn sóng tăng lãi suất đầu vào suốt nhiều tháng qua.
Cụ thể, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) áp dụng biểu lãi suất huy động mới theo hướng giảm ở nhiều kỳ hạn khoảng 0,25 điểm % so với trước đó. Khách gửi tiết kiệm tại ngân hàng này kỳ hạn 9 tháng lãi suất còn 3,95%; kỳ hạn 12 tháng còn 4,5% và kỳ hạn 24 tháng còn 5,45%/năm…
Ngân hàng An Bình (ABBANK) cũng giảm lãi suất đầu vào từ 0,2 - 0,3 điểm % tại hầu hết kỳ hạn tiền gửi online. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng chỉ còn nhận lãi suất 4%/năm; kỳ hạn 6 tháng giảm còn 5,3% và kỳ hạn 9 tháng còn 5,5%.
Ở chiều ngược lại, vẫn có ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Ngân hàng số Cake by VPBank vừa tăng lãi suất ở các kỳ hạn thêm 0,1 điểm %. Khách hàng gửi kỳ hạn từ 12 tháng được nhận lãi suất 6%. Lãi suất cao nhất tại ngân hàng số này là 6,1%/năm khi gửi từ 24-36 tháng.
Theo một số chuyên gia, lãi suất có sự tăng giảm đan xen giữa các ngân hàng tùy thuộc vào nhu cầu và cơ cấu vốn huy động ở từng giai đoạn. Dù vậy, xu hướng tăng vẫn nhiều hơn.
Ông Trương Đắc Nguyên, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Công ty Dữ liệu tài chính Wigroup, cho biết dữ liệu gần đây cho thấy từ tháng 2 đến tháng 8-2024, lãi suất huy động 12 tháng của nhóm ngân hàng thương mại nhỏ đã tăng mạnh so với nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại lớn.
Việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại nhỏ xuất phát từ nhu cầu cạnh tranh để thu hút vốn.
Trong 6 tháng đầu năm nay, lãi suất huy động của các nhóm ngân hàng gần như tương đương, khiến các ngân hàng thương mại nhỏ kém hấp dẫn hơn khi đứng cạnh so sánh với các ngân hàng lớn.
Việc tăng lãi suất là biện pháp để tạo ra khoảng cách lãi suất hấp dẫn, thu hút người gửi tiền.
"Các ngân hàng thương mại quốc doanh chưa có động thái tăng lãi suất, giữ ở mức trung bình 4,68% dù thị trường đã tăng. Dự báo lãi suất tiền gửi 12 tháng của các ngân hàng lớn có thể tăng từ 0,25 đến 0,5 điểm %, lên mức 5 - 5,2% vào cuối năm" - ông Nguyên nhận định.
Theo NLĐ
Đến thời điểm này, ít nhất 3 ngân hàng đã công bố giảm lãi suất huy động ở một số kỳ hạn, trong làn sóng tăng lãi suất đầu vào suốt nhiều tháng qua.
Cụ thể, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) áp dụng biểu lãi suất huy động mới theo hướng giảm ở nhiều kỳ hạn khoảng 0,25 điểm % so với trước đó. Khách gửi tiết kiệm tại ngân hàng này kỳ hạn 9 tháng lãi suất còn 3,95%; kỳ hạn 12 tháng còn 4,5% và kỳ hạn 24 tháng còn 5,45%/năm…
Ngân hàng An Bình (ABBANK) cũng giảm lãi suất đầu vào từ 0,2 - 0,3 điểm % tại hầu hết kỳ hạn tiền gửi online. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng chỉ còn nhận lãi suất 4%/năm; kỳ hạn 6 tháng giảm còn 5,3% và kỳ hạn 9 tháng còn 5,5%.
Ở chiều ngược lại, vẫn có ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Ngân hàng số Cake by VPBank vừa tăng lãi suất ở các kỳ hạn thêm 0,1 điểm %. Khách hàng gửi kỳ hạn từ 12 tháng được nhận lãi suất 6%. Lãi suất cao nhất tại ngân hàng số này là 6,1%/năm khi gửi từ 24-36 tháng.
Theo một số chuyên gia, lãi suất có sự tăng giảm đan xen giữa các ngân hàng tùy thuộc vào nhu cầu và cơ cấu vốn huy động ở từng giai đoạn. Dù vậy, xu hướng tăng vẫn nhiều hơn.
Ông Trương Đắc Nguyên, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Công ty Dữ liệu tài chính Wigroup, cho biết dữ liệu gần đây cho thấy từ tháng 2 đến tháng 8-2024, lãi suất huy động 12 tháng của nhóm ngân hàng thương mại nhỏ đã tăng mạnh so với nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại lớn.
Việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại nhỏ xuất phát từ nhu cầu cạnh tranh để thu hút vốn.
Trong 6 tháng đầu năm nay, lãi suất huy động của các nhóm ngân hàng gần như tương đương, khiến các ngân hàng thương mại nhỏ kém hấp dẫn hơn khi đứng cạnh so sánh với các ngân hàng lớn.
Việc tăng lãi suất là biện pháp để tạo ra khoảng cách lãi suất hấp dẫn, thu hút người gửi tiền.
"Các ngân hàng thương mại quốc doanh chưa có động thái tăng lãi suất, giữ ở mức trung bình 4,68% dù thị trường đã tăng. Dự báo lãi suất tiền gửi 12 tháng của các ngân hàng lớn có thể tăng từ 0,25 đến 0,5 điểm %, lên mức 5 - 5,2% vào cuối năm" - ông Nguyên nhận định.
Theo NLĐ
Chia sẻ
Bài đăng cùng chuyên mục
Tiền gửi của người dân tại ngân hàng đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp
10/10/2022 12:21:39 CH