Xét xử 'đại án' Phạm Công Danh

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
19/07/2016 11:15:21 SA
BẢO TRỢ

Xét xử 'đại án' Phạm Công Danh

Sáng nay (19.7), bị cáo Phạm Công Danh cùng các bị cáo khác được dẫn giải vào trụ sở TAND TP.HCM để phục vụ phiên tòa xét xử vụ án "cố ý làm trái..." và "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của cac tổ chức tín dụng".

11 giờ 6] Phiên tòa tiếp tục. Chủ tọa mời thẩm tra đại diện của các tổ chức, cá nhân được triệu tập với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: đại diện Ngân hàng Nhà nước VN, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự TP.Đà Nẵng, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Quãng Nam, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Quãng Ngãi, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự TP.HCM, tỉnh Bình Dương, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Aribank-chi nhánh Tân phú Lạng Hạ...
[10 giờ 29] Sau khi thẩm tra lý lịch 36 bị cáo, HĐXX tạm dừng để nghỉ giải lao.
[TRỰC TIẾP] Xét xử 'đại án' Phạm Công Danh - ảnh 2
Tòa thẩm tra lý lịch của các bị cáo


Vụ án dự kiến sẽ được xét xử trong khoảng 1 tháng.

Ông Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng VN (gọi tắt VNCB), nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (gọi tắt Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 35 bị cáo khác bị đưa ra xét xử vì hành vi đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỉ đồng.
Trong phần thủ tục phiên tòa thư ký phiên tòa thông báo 36 bị cáo và 45 luật sư tham gia phiên tòa đều có mặt đầy đủ; 98/156 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có mặt.
Theo cáo trạng, TrustBank (sau này đổi tên là VNCB) do nhóm cổ đông Phú Mỹ, bà Hứa Thị Phấn làm đại diện bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra, kết luận thực trạng tài chính của TrustBank rất xấu, vốn chủ sở hữu bị âm, lỗ lũy kế trên 6.000 tỉ đồng.
Trên cơ sở kết quả thanh tra, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu TrustBank (ngày 6.9.2012), cho phép nhóm cổ đông Phú Mỹ chuyển nhượng cổ phần cho nhóm cổ đông mới là nhóm Thiên Thanh, đại diện là Phạm Công Danh.
Thời điểm này, ngân hàng VNCB đang bị đặt vào tình trạng kiểm soát, mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát - Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, bằng việc lợi dụng nắm quyền chi phối và ở vị trí là Chủ tịch HĐQT VNCB, Danh đã chỉ đạo HĐQT, Ban Điều hành và Ban Kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và các chi nhánh VNCB thực hiện các hồ sơ khống để vay tiền, rút tiền của VNCB.
[TRỰC TIẾP] Xét xử 'đại án' Phạm Công Danh - ảnh 3
Các bị cáo trong vụ "đại án"ĐÀO NGỌC THẠCH
Cụ thể, bị cáo Danh và một số bị cáo có hành vi cố ý làm trái trong việc lập hồ sơ khống thực hiện Đề án nâng cấp hệ thống Corebanking, rút của VNCB 63,276 tỉ đồng; hành vi cô ý lập khống hợp đồng thuê mặt bằng tại số 268 Tô Hiến Thành, rút 201,6 tỉ đồng và lập khống hợp đồng thuê trụ sở tại 816 Sư Vạn Hạnh, rút 400 tỉ đồng; rút 5.490 tỉ đồng từ VNCB nhưng chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản, không có hồ sơ vay; Danh đồng phạm với 14 công ty, cho vay 5.000 tỉ đồng nhưng không có khả năng thu hồi hơn 2.000 tỉ đồng; hành vi cố ý làm trái của Danh và đồng phạm trong việc rút 903 tỉ đồng từ VNCB dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh thông qua Công ty Cổ phần quản lý Quỹ Lộc Việt.
[TRỰC TIẾP] Xét xử 'đại án' Phạm Công Danh - ảnh 4
Bị cáo Phạm Công Danh được dẫn giải đến tòa từ rất sớm ĐÀO NGỌC THẠCH

Số tiền trên 9.000 tỉ đồng rút từ VNCB, Danh khai dùng để chi chăm sóc khách hàng, trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh và chi một số khoản chi khác Danh không liệt kê được.
Hiện, Chủ tọa Phạm Lương Toản đang thẩm tra lý lịch đối với 36 bị cáo.
Theo TNO
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi