Hậu Brexit, ngân hàng châu Âu tốn thêm ít nhất 30 tỷ Euro tại Anh
Khi chi phí tăng quá cao, chắc chắn nhiều ngân hàng sẽ thu hẹp bớt hoạt động tại Anh để tiết kiệm ngân sách...
Số tiền các ngân hàng châu Âu phải chi ra để duy trì hoạt động tại Anh sẽ tăng mạnh khi Anh đã rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, theo một báo cáo nghiên cứu của Boston Consulting Group (BCG) được Financial Times trích đăng.
Cụ thể, theo BCG, các ngân hàng châu Âu sẽ có thể phải chi thêm đến 30 - 40 tỷ Euro vào các chi nhánh tại Anh để duy trì hoạt động thời kỳ hậu Brexit. Như vậy có nghĩa là chi phí hoạt động của các ngân hàng châu Âu tại Anh mỗi năm sẽ tăng từ 8% đến 22%.
Việc chi phí tăng quá cao như vậy nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc không ít ngân hàng sẽ ngừng một số hoạt động kinh doanh tại Anh. Chắc chắn các ngân hàng nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn thời hậu Brexit bởi theo quy định trước đây, chỉ cần họ có giấy phép hoạt động tại 1 trong 28 nước thành viên, họ sẽ có quyền tự do hoạt động tại tất cả các nước thành viên khác.
Cho đến nay, tâm điểm sự chú ý của dư luận vẫn là các ngân hàng Mỹ, bởi họ thường coi London như một cửa ngõ để vào châu Âu. Tuy nhiên báo cáo nghiên cứu của BCG lần này lại tập trung vào khoảng 60 ngân hàng châu Âu hiện đang có một hoặc nhiều chi nhánh tại Anh, trong đó một số những cái tên nổi bật nhất như Deustche Bank, Commerzbank, BNP Paribas, Santander, Societe Generale hay một số ngân hàng nhỏ như Erste, Novo Banco hay Piraeus.
“Ai cũng nói nhiều về các ngân hàng Mỹ nhưng trên thực tế, các ngân hàng châu Âu sẽ chịu tác động nặng nề hơn. Trên thực tế châu Âu không quá quan trọng với các ngân hàng Mỹ bởi nó mang lại từ 20 đến 30% lợi nhuận cho họ. Thế nhưng với các ngân hàng châu Âu, Anh rất quan trọng vì với một số ngân hàng, có khi đến 70% các hoạt động kinh doanh của họ hiện nằm tại Anh”, một trong những chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại BCG, ông Philippe Morel, nói.
Hậu Brexit, việc đầu tiên mà các ngân hàng châu Âu sẽ cần phải làm là xin giấy phép hoạt động tại Anh, điều họ đã không phải nghĩ đến suốt mấy thập kỷ qua. Ngoài ra, họ cũng sẽ phải chịu ràng buộc tăng vốn theo yêu cầu của cơ quan quản lý ngành ngân hàng Anh, giống như những gì đã xảy ra tại Mỹ.
Hoạt động của các ngân hàng châu Âu tại Anh sẽ bị chia ra thành hoạt động tại Anh và tại châu Âu. Theo tính toán của BCG, chỉ riêng các ngân hàng Đức đã cần thêm khoảng 10 tỷ Euro và ít nhất sẽ phải tăng vốn thêm 10 tỷ Euro nữa. Đối với ngành ngân hàng toàn EU, họ sẽ cần thêm ít nhất từ 30 đến 40 tỷ Euro.
Theo Vneconomy
Cụ thể, theo BCG, các ngân hàng châu Âu sẽ có thể phải chi thêm đến 30 - 40 tỷ Euro vào các chi nhánh tại Anh để duy trì hoạt động thời kỳ hậu Brexit. Như vậy có nghĩa là chi phí hoạt động của các ngân hàng châu Âu tại Anh mỗi năm sẽ tăng từ 8% đến 22%.
Việc chi phí tăng quá cao như vậy nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc không ít ngân hàng sẽ ngừng một số hoạt động kinh doanh tại Anh. Chắc chắn các ngân hàng nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn thời hậu Brexit bởi theo quy định trước đây, chỉ cần họ có giấy phép hoạt động tại 1 trong 28 nước thành viên, họ sẽ có quyền tự do hoạt động tại tất cả các nước thành viên khác.
Cho đến nay, tâm điểm sự chú ý của dư luận vẫn là các ngân hàng Mỹ, bởi họ thường coi London như một cửa ngõ để vào châu Âu. Tuy nhiên báo cáo nghiên cứu của BCG lần này lại tập trung vào khoảng 60 ngân hàng châu Âu hiện đang có một hoặc nhiều chi nhánh tại Anh, trong đó một số những cái tên nổi bật nhất như Deustche Bank, Commerzbank, BNP Paribas, Santander, Societe Generale hay một số ngân hàng nhỏ như Erste, Novo Banco hay Piraeus.
“Ai cũng nói nhiều về các ngân hàng Mỹ nhưng trên thực tế, các ngân hàng châu Âu sẽ chịu tác động nặng nề hơn. Trên thực tế châu Âu không quá quan trọng với các ngân hàng Mỹ bởi nó mang lại từ 20 đến 30% lợi nhuận cho họ. Thế nhưng với các ngân hàng châu Âu, Anh rất quan trọng vì với một số ngân hàng, có khi đến 70% các hoạt động kinh doanh của họ hiện nằm tại Anh”, một trong những chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại BCG, ông Philippe Morel, nói.
Hậu Brexit, việc đầu tiên mà các ngân hàng châu Âu sẽ cần phải làm là xin giấy phép hoạt động tại Anh, điều họ đã không phải nghĩ đến suốt mấy thập kỷ qua. Ngoài ra, họ cũng sẽ phải chịu ràng buộc tăng vốn theo yêu cầu của cơ quan quản lý ngành ngân hàng Anh, giống như những gì đã xảy ra tại Mỹ.
Hoạt động của các ngân hàng châu Âu tại Anh sẽ bị chia ra thành hoạt động tại Anh và tại châu Âu. Theo tính toán của BCG, chỉ riêng các ngân hàng Đức đã cần thêm khoảng 10 tỷ Euro và ít nhất sẽ phải tăng vốn thêm 10 tỷ Euro nữa. Đối với ngành ngân hàng toàn EU, họ sẽ cần thêm ít nhất từ 30 đến 40 tỷ Euro.
Theo Vneconomy
Chia sẻ
Bài đăng cùng chuyên mục
Tiền gửi của người dân tại ngân hàng đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp
10/10/2022 12:21:39 CH