Lãi giảm, gửi tiền ngân hàng cách nào lợi nhất?
Các ngân hàng vừa giảm mạnh thêm lãi suất huy động, đặc biệt với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi online vẫn ở mức khá cao. Các ngân hàng cũng dự báo lãi suất sẽ tiếp tục giảm từ nay đến cuối năm
Eximbank vừa công bố giảm lãi suất huy động các kỳ hạn từ 0,2% - 1%/năm đối với khách hàng cá nhân và 0,2% - 1,2%/năm với khách hàng doanh nghiệp. Theo Eximbank, việc giảm lãi suất nhằm có thêm dư địa để giảm lãi suất cho vay, giúp khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19.
Theo biểu lãi suất huy động mới nhất tại Ngân hàng Techcombank, lãi suất tiết kiệm tại quầy với khách hàng thường, kỳ hạn 1 tháng, trả lãi trước chỉ còn 3%/năm. Trường hợp lãnh lãi cuối kỳ, kỳ hạn 1 tháng với mức gửi dưới 1 tỉ đồng lãi suất cũng chỉ còn 3,15%/năm. Nếu gửi từ 1-3 tỉ, lãi suất mới được 3,25%/năm.
Hiện mức lãi suất huy động tại Techcombank còn thấp hơn lãi suất huy động của bốn "ông lớn" ngân hàng quốc doanh. Hiện lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng tại Vietcombank, BIDV khoảng 3,7%/năm.
Từ đầu tháng 7 đến nay, Ngân hàng ACB đã giảm lãi suất huy động hai lần. Hiện lãi suất kỳ hạn 1 tháng tại ACB chỉ còn 3,7%/năm, ngang với mức lãi suất tại 4 ngân hàng quốc doanh lớn. Lãi suất các kỳ hạn dài cũng giảm mạnh, cao nhất chỉ còn 6,5%/năm thay vì 6,9%/năm như đầu tháng 7.
Xu hướng giảm có thể vẫn chưa dừng lại. Khảo sát của Vụ Dự báo, thống kê (Ngân hàng Nhà nước), hơn một nửa ngân hàng tham gia đánh giá mặt bằng lãi suất huy động và cho vay sẽ tiếp tục giảm trong quý 3 và cả năm 2020.
Trong đó, các ngân hàng chiếm thị phần lớn trên thị trường đều kỳ vọng lãi suất sẽ giảm tiếp.
Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh tín dụng nửa đầu năm tăng thấp (3,26%) và dự kiến chỉ tăng 3,5% trong quý 3. Đến hết năm 2020, dự đoán tăng trưởng tín dụng khoảng 10,5% - thấp hơn nhiều so với mục tiêu 14% đề ra đầu năm.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, lãi suất huy động tại quầy giảm khá mạnh nhưng lãi suất tiết kiệm online của các ngân hàng vẫn ở mức khá cao và chênh lệch đáng kể so với lãi suất gửi tại quầy, nhất là nhóm những ngân hàng nhỏ.
Như tại Ngân hàng SCB, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6-9 tháng gửi tại quầy, lãnh lãi cuối kỳ chỉ còn 6,4%/năm, kỳ hạn 12 tháng lãi suất ở 7,5%/năm.
Tuy nhiên, nếu gửi tiết kiệm theo hình thức online lãi suất kỳ hạn 6 tháng tại SCB lên đến 7,3%/năm. Tương tự, kỳ hạn 9 tháng và 12 tháng lãi suất tiết kiệm online lần lượt là 7,45%/năm và 7,75%/năm. Từ kỳ hạn 15 tháng trở lên, lãi suất ở mức 7,85%/năm. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất trên thị trường hiện nay.
Tương tự, tại Ngân hàng Nam Á, lãi suất kỳ hạn 6, 9 và 12 tháng nếu gửi tiết kiệm tại quầy chỉ 6,3%/năm, 6,4%/năm và 7,1%/năm. Tuy nhiên, nếu gửi tiết kiệm online cùng kỳ hạn, lãi suất lên đến 7,2%/năm, 7,4%/năm và 7,6%/năm. Nếu gửi từ kỳ hạn 15 tháng trở lên, lãi suất lên đến 7,7%/năm.
Ngân hàng Bản Việt cũng cộng thêm lãi suất lên đến 0,4%/năm so với tại quầy cho khách hàng gửi tiết kiệm online và cấp sổ tiết kiệm nếu khách hàng có yêu cầu.
Các ngân hàng cho biết, khi khách hàng gửi tiết kiệm online, ngân hàng tiết kiệm được các chi phí nhân sự, thuê mặt bằng, tối đa hóa hiệu quả hạ tầng công nghệ đã đầu tư.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, với khách hàng mới, khi gửi tiết kiệm online cũng đồng nghĩa phải mở tài khoản thanh toán, đăng ký mobile banking, SMS banking, ký quỹ mở tài khoản (thường khoản 50.000 đồng).
Có trường hợp ngân hàng còn phát hành được thẻ ATM và khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nên các ngân hàng đang khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến thông qua việc cộng thêm lãi suất.
Theo TTO
Theo biểu lãi suất huy động mới nhất tại Ngân hàng Techcombank, lãi suất tiết kiệm tại quầy với khách hàng thường, kỳ hạn 1 tháng, trả lãi trước chỉ còn 3%/năm. Trường hợp lãnh lãi cuối kỳ, kỳ hạn 1 tháng với mức gửi dưới 1 tỉ đồng lãi suất cũng chỉ còn 3,15%/năm. Nếu gửi từ 1-3 tỉ, lãi suất mới được 3,25%/năm.
Hiện mức lãi suất huy động tại Techcombank còn thấp hơn lãi suất huy động của bốn "ông lớn" ngân hàng quốc doanh. Hiện lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng tại Vietcombank, BIDV khoảng 3,7%/năm.
Từ đầu tháng 7 đến nay, Ngân hàng ACB đã giảm lãi suất huy động hai lần. Hiện lãi suất kỳ hạn 1 tháng tại ACB chỉ còn 3,7%/năm, ngang với mức lãi suất tại 4 ngân hàng quốc doanh lớn. Lãi suất các kỳ hạn dài cũng giảm mạnh, cao nhất chỉ còn 6,5%/năm thay vì 6,9%/năm như đầu tháng 7.
Xu hướng giảm có thể vẫn chưa dừng lại. Khảo sát của Vụ Dự báo, thống kê (Ngân hàng Nhà nước), hơn một nửa ngân hàng tham gia đánh giá mặt bằng lãi suất huy động và cho vay sẽ tiếp tục giảm trong quý 3 và cả năm 2020.
Trong đó, các ngân hàng chiếm thị phần lớn trên thị trường đều kỳ vọng lãi suất sẽ giảm tiếp.
Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh tín dụng nửa đầu năm tăng thấp (3,26%) và dự kiến chỉ tăng 3,5% trong quý 3. Đến hết năm 2020, dự đoán tăng trưởng tín dụng khoảng 10,5% - thấp hơn nhiều so với mục tiêu 14% đề ra đầu năm.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, lãi suất huy động tại quầy giảm khá mạnh nhưng lãi suất tiết kiệm online của các ngân hàng vẫn ở mức khá cao và chênh lệch đáng kể so với lãi suất gửi tại quầy, nhất là nhóm những ngân hàng nhỏ.
Như tại Ngân hàng SCB, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6-9 tháng gửi tại quầy, lãnh lãi cuối kỳ chỉ còn 6,4%/năm, kỳ hạn 12 tháng lãi suất ở 7,5%/năm.
Tuy nhiên, nếu gửi tiết kiệm theo hình thức online lãi suất kỳ hạn 6 tháng tại SCB lên đến 7,3%/năm. Tương tự, kỳ hạn 9 tháng và 12 tháng lãi suất tiết kiệm online lần lượt là 7,45%/năm và 7,75%/năm. Từ kỳ hạn 15 tháng trở lên, lãi suất ở mức 7,85%/năm. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất trên thị trường hiện nay.
Tương tự, tại Ngân hàng Nam Á, lãi suất kỳ hạn 6, 9 và 12 tháng nếu gửi tiết kiệm tại quầy chỉ 6,3%/năm, 6,4%/năm và 7,1%/năm. Tuy nhiên, nếu gửi tiết kiệm online cùng kỳ hạn, lãi suất lên đến 7,2%/năm, 7,4%/năm và 7,6%/năm. Nếu gửi từ kỳ hạn 15 tháng trở lên, lãi suất lên đến 7,7%/năm.
Ngân hàng Bản Việt cũng cộng thêm lãi suất lên đến 0,4%/năm so với tại quầy cho khách hàng gửi tiết kiệm online và cấp sổ tiết kiệm nếu khách hàng có yêu cầu.
Các ngân hàng cho biết, khi khách hàng gửi tiết kiệm online, ngân hàng tiết kiệm được các chi phí nhân sự, thuê mặt bằng, tối đa hóa hiệu quả hạ tầng công nghệ đã đầu tư.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, với khách hàng mới, khi gửi tiết kiệm online cũng đồng nghĩa phải mở tài khoản thanh toán, đăng ký mobile banking, SMS banking, ký quỹ mở tài khoản (thường khoản 50.000 đồng).
Có trường hợp ngân hàng còn phát hành được thẻ ATM và khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nên các ngân hàng đang khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến thông qua việc cộng thêm lãi suất.
Theo TTO
Chia sẻ
Bài đăng cùng chuyên mục
Tiền gửi của người dân tại ngân hàng đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp
10/10/2022 12:21:39 CH