Hội thảo: "Cơ hội kinh doanh cuối năm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ"

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/08/2016 10:06:00 SA
BẢO TRỢ

Hội thảo: "Cơ hội kinh doanh cuối năm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ"

Hội thảo có sự tham dự của Ngân hàng Nhà Nước tại Tp.HCM, lãnh đạo ngân hàng VPBank, lãnh đạo Hiệp hội, và các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam.

Hôm nay,13/08/2013 (từ 8:30 đến 11:30), tại khách sạn Kim Đô (133 Nguyễn Huệ , Quận 1, Tp.HCM) diễn ra Hội thảo “CƠ HỘI KINH DOANH CUỐI NĂM CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ” do Cổng thông tin ngân hàng Laisuat.vn và Hiệp Hội Doanh nghiệp Tp.HCM  phối hợp tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
 
Hội thảo có sự tham dự của Ông Nguyễn Đức Lệnh – P. trưởng phòng nghiên cứu đại diện Ngân hàng Nhà Nước tại Tp.HCM, Ông Phạm Ngọc Hưng – Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM, Ông Vương Quang Huỳnh – Tổng Giám Đốc Cổng thông tin ngân hàng Laisuat.vn, Ông Doãn Anh Tuấn – Giám Đốc khối Doanh nghiệp SME Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam như: TS. Trần Du Lịch, TS. Đinh Thế Hiển và gần 200 chủ doanh nghiệp ở khu vực Tp.HCM, cùng các phóng viên báo đài đến tham dự.


Doanh nghiệp tham dự hội thảo


Bàn chủ tọa

Chính sách vĩ mô và những tác động đến doanh nghiệp SME sẽ như thế nào? Từ nay đến cuối năm  2013 nền kinh tế Việt Nam đan xen thách thức nào và cơ hội nào cho doanh nghiệp SME trong bức tranh kinh tế cả vĩ mô và vi mô?
  
-Ông Phạm Ngọc Hưng -  Lãnh đạo Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP. HCM: phát biểu khai mạc hội thảo
 
- Ông Nguyễn Đức Lệnh – P.Phòng nghiên cứu đại diện NHNN:


Ông Nguyễn Đức Lệnh – P.Phòng nghiên cứu đại diện NHNN phát biểu

Cơ hội kinh doanh cho Doanh nghiệp SME trong những tháng cuối năm: hoạt động thị trường tiền tệ nhìn chung nợ xấu nhưng ổn định, thanh khoản đảm bảo.
 
Lãi suất so với năm 2012 ổn định, tỷ giá cũng tương đối ổn định, NHTW tăng tỷ giá đầu năm nhưng hiện nay ổn định. Tỷ giá thị trường tự do giảm, tăng tỷ giá mua ở 21.100VND/USD.
 
Các hoạt động vẫn từ nghị quyết 02 của Chính Phủ, có nhiều chính sách hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ. Đến thời điểm hiện nay khoảng 140 Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại địa bàn TP.HCM.
 
Rất mong nhận được những ý kiến của quý Doanh nghiệp, tháo ngỡ khó khăn cho Doanh nghiệp, có những cơ chế phù hợp. 
 
Đánh giá: NHTW điều hành tỷ giá ổn định
 
Thị trường tiền tệ ổn định, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: nợ xấu ngân hàng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố về xử lý nợ xấu.
 
- Thời điểm tầm vĩ mô cho Doanh nghiệp ổn định.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quản trị để có sự phát triển tốt hơn, ở Châu Âu đang có những dấu hiệu tốt.
 
TS. Trần Du Lịch – Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM:


TS. Trần Du Lịch chia sẻ tham luận tại Hội thảo

Đối tượng của DN vừa và nhỏ không phải là Ngân hàng Thương mại, lối thoát về vốn cho DN bằng định chế gì? Chúng ta cứ ám ảnh thời kỳ đỗ vỡ của Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta có hàng trăm tổ chức hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng vẫn chưa đáp ứng được khó khăn cho Doanh nghiệp. Cái chúng ta mong đợi cơ hội dài hạn, chứ không chỉ từ nay đến cuối năm.
 
Đánh giá tình hình hiện nay: Kinh tế Việt Nam trong mấy năm vừa rồi trì trệ, ì ạch: vì tất cả đầu tư Việt Nam tăng trưởng 7% nhưng thực tế ở mức 5% dưới 5%. 
 
Chính phủ phải tăng trưởng dựa vào nợ, kinh tế tăng trưởng trong thời kỳ lạm phát, chống lạm phát.  Ám ảnh bóng ma lạm phát là cơ hội bất kham: 
 
- Lấy lạm phát mục tiêu 7%: chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Chi tiêu tổ chức, chi tiêu chính phủ và quan hệ xuất nhập khẩu điều hòa tổng cung cầu. Tất cả dấu hiệu cho thấy những chỉ báo cho thấy CPI ổn định.
 
Nền kinh tế Việt Nam phát triển với 2 tốc độ: nhịp độ xuất khẩu vẫn giữ được ổn định những chỉ báo như vậy cho chúng ta thấy nguy cơ đỗ vỡ không còn.
 
Đặc điểm của kinh tế Việt Nam “cá lòng tong quậy đục nước, cá lớn không biết đường mà chạy”
 
Quý vị rất khó giảm chi phí trong lúc này: chưa bao giờ chênh lệch rủi ro ngân hàng đánh giá dài như lúc này. Chính sách của chính phủ là phải nhìn trên số đông để có chính sách hợp lý. Đó là công cụ trên thị trường mở, liệu năm nay tín dụng có tăng được 12% theo kế hoạch không? Có những lúc thời điểm tín dụng GDP tăng 2,5đ GDP tăng được 1đ. 
 
Kỳ vọng giảm lãi suất nhưng không lớn lắm, trong năm tới giảm lãi suất trung hạn. Tăng huy động trên thị trường mở để tăng cung.  Chính sách tái cấp vốn hay chiết khấu tại NH thương mại phải hoạt động được. 
 
Trong chương trình trung hạn và dài hạn chính phủ phát triển chính sách cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, gắn với công cụ của ngân hàng TW chứ không gắn với NH thương mại. Vấn đề thiết lập chính sách là vậy. Tất cả các tín hiệu cho thấy chúng ta đang thoát dần tình trạng trì trệ, hy vọng tìm cơ hội trong dài năm chứ không phải trong từ nay đến cuối năm.
 
Ông Doãn Anh Tuấn –GĐ hát triển kinh doanh khối SME VPBank: Chia sẽ các giải pháp nhằm hỗ trợ DN SME


Ông Doãn Anh Tuấn - Giám đốc khối doanh nghiệp SME VPBank

- Nhu cầu phát triển doanh nghiệp cần vốn
- Nhu cầu vốn rẻ
- Nhu cầu có tiền mặt ngay
- Nhu cầu quản lý thu chi: lương cho nhân viên, trả nhà cung cấp… để thời gian phát triển kinh doanh.
 
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển: Nhận định tình hình kinh tế những tháng cuối năm.
 
Tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2013  chỉ đạt 4,9%. Tăng trưởng Nông lâm nghiệp và công nghiệp thấp hơn các năm trước.
 
Chỉ số SX công nghiệp có dấu hiệu tích cực: Chỉ số IIP 7T2013 ước tăng 5,2%, cao hơn so với mức tăng của 7T2012. Thu chi NSNN không đạt kế hoạch.
 
LS cho vay và huy động giảm mạnh: Trần lãi suất huy động 6T hiện chỉ còn 7%/năm, giảm 2-3% so với cuối năm 2012. Mặt bằng LS cho vay cũng giảm khoảng 3-4% về mức 12-13%/năm. 
 
Tín dụng và cung tiền tăng khá hơn năm 2012: Tăng cung tiền tháng 6 ước đạt 7,3%, tín dụng tăng khoảng 4,5%. Có dấu hiệu tích cực cho các tháng cuối năm. 
 
Tỷ giá có xu hướng ổn định khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và thị trường tự do ngày càng thu hẹp. Việc điều chỉnh tỷ giá ngày 28/6/2013 không phản ánh trạng thái căng thẳng ngoại tệ dài hạn của VN.
 
Theo Dragon Capital tiền đồng sẽ ổn định trong nửa cuối năm 2013, kể từ năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam luôn vượt trội (outperformed) so với các nước láng giềng và tăng 16,1% kể từ đầu năm là một con số rất ấn tượng. Dragon Capital kỳ vọng Việt Nam sẽ có thặng dư cán cân vãng lai khoảng 5 tỷ USD trong năm 2013, và đó là lý do tiền đồng sẽ ổn định trong nửa cuối năm 2013.
 
HSBC dự báo tỷ giá cuối năm nay sẽ vào khoảng 21.800 đồng. Nếu các biện pháp ổn định thị trường không có tác động nhiều, sẽ có một đợt giảm giá nhẹ của tiền đồng so với USD vào quý 3 năm nay.
 
XK tăng khá, nhập siêu thấp, cung tiền và tín dụng có tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Do vậy tỷ giá có thể tăng nhẹ nhưng trong khoản 21.300 – 21.500VNĐ 
Doanh nghiệp trước cơ hội TPP: giảm thuế mạnh tăng doanh thu thuế dệt may từ 17% xuống còn 0%, doanh thu dêt may từ 8% lên 15%. Chú ý khó khăn cạnh tranh: mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, tăng cường bảo vệ nhà đầu tư, tăng bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ…


Đại diện Ban tổ chức tặng hoa cảm ơn diễn giả và nhà tài trợ

Phần hỏi đáp:

Hỏi làm thế nào thoát khỏi tình trạng trì trệ?

 

TS. Trần Du Lịch trả lời thắc mắc của doanh nghiệp tham dự

TS. Trần Du Lịch trả lời: chưa bao giờ tình trạng trì trệ kéo dài như hiện nay, GDP Việt Nam phải công thành phần phi tài chính. Doanh nghiệp ngưng chết rất nhiều nên đang phục hồi rất chậm, xu hướng tăng DN ngưng hoạt động.

FPI: khu vực FPI hoạt động tương đối ổn định, hàng loạt dự án du lịch tỷ độ đều bị dep. Những dự án hiện nay đều là dự án làm thật. Dự báo số giải ngân năm nay tốt hơn năm trước, có dự án mấy tỷ đô mất 3-4 năm chuẩn bị. 

Dự báo lạm phát đến 8%, quan điểm tiến sĩ Trần Du Lịch nhận định thế nào?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ liên quan đến TPP: Việt Nam muốn rút ngắn thời gian phát triển vận dụng co6g nghiệp hóa hiện đại hóa. Điều kiện hưởng thuế suất bằng 0 thì toàn bộ nguyên liệu phải được sản xuất trong nước, thứ 2 lá nhập từ một nước thành viên của TPP.

Tập trung chính sách để nâng tối đa hóa nội địa, hiện tại chúng ta đa phần nhập khẩu nguyên liệu. Chúng ta sử dụng nguyên liệu ở đâu để sản xuất.

Lãi suất vay ở Ngân hàng và tài sản đảm bảo?


Ông Doãn Anh Tuấn - đại diện VPBank trả lời thắc mắc của doanh nghiệp

Trả lời VPBank: cho vay tiêu dùng là những khoản vay rất nhỏ phục vụ nhu cầu cá nhân mức lãi suất thấp hơn công ty tài chính chứ không thấp hơn doanh nghiệp vay.

Tài sản đảm bảo: quan niệm các ngân hàng hiện nay cho vay vẫn dựa vào tài sản đảm bảo, quan niệm cần thay đổi dựa vào kết quả kinh doanh, phương án kinh doanh khả thi…

Doanh nghiệp SME sẽ được hỗ trợ gì trong giai đoạn hiện nay?

Ông Nguyễn Đức Lệnh – Đại diện NHNN trả lời:

Công ty chuyên kinh doanh bất động sản: có phân biệt cho vay sản xuất và phi sản xuất hiện nay không còn phân biệt nữa. 

Hiện tại cho vay nhằm vào 5 nhóm ngành ưu tiên hỗ trợ Doanh nghiệp, mức cho vay thỏa thuận đối với Doanh nghiệp khác nhau.

Chính sách tín dụng hỗ trợ Doanh nghiệp cơ cấu kỳ hạn trả nợ, điều chỉnh lãi suất vay vốn, chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Laisuat.vn
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi