Hội thảo: Ngân hàng và Doanh nghiệp - Khơi thông nguồn vốn

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/08/2016 8:56:23 SA
BẢO TRỢ

Hội thảo: Ngân hàng và Doanh nghiệp - Khơi thông nguồn vốn

Sáng ngày 30/8/2012, Hội thảo: “Ngân hàng và Doanh nghiệp – Khơi thông nguồn vốn” đã diễn ra tại Khách sạn Kim Đô (133 Nguyễn Huệ, Q1, Tp.HCM).


Toàn cảnh hội thảo

Hội thảo do Cổng thông tin ngân hàng Laisuat.vn và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng Phương Đông (OCB). Tham dự hội thảo có các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại Việt Nam và hơn 200 doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh lân cận.

Đại diện lãnh đạo VCCI phát biểu khai mạc hội nghị:


Ông Võ Tân Thành - Phó Tổng thư ký VCCI phát biểu khai mạc

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế đến tham dự:

Ông Võ Tân Thành – Phó Tổng thư ký kiêm Giám Đốc VCCI HCM,
ThS. Đoàn Thị Quyên,
Ông Vương Quang Huỳnh – Tổng giám đốc Cổng thông tin ngân hàng Laisuat.vn,
Ông Phạm Linh – P.TGĐ kiêm GĐ khối KHDN Ngân hàng Phương Đông (OCB),
TS. Trần Du Lịch, TS. Đinh Thế Hiển 
Ông Hồ Bảo Luân đến từ CLB CFO
cùng  hơn 200 doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh lân cận.

Ths. Đoàn Thị Quyên - Viện Phát triển Doanh nghiệp VCCI: giới thiệu khái quát tình hình hoạt động doanh nghiệp thông qua báo cáo các đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như các nhận định của các Doanh nghiệp (VBIS) thông qua các chỉ số động thái.
 

Ths. Đoàn Thị Quyên - Viện Phát triển Doanh nghiệp VCCI đang chỉ ra các yếu tố
tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong thời gian qua, nửa đầu năm 2012 nền kinh tế thế giới chưa có nhiều khả quan và biến động khó lường, tình hình trong nước như chi phí nhân công, điện nước thì tăng cao, chỉ số tiêu dùng lại không tăng nhiều. Do đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách chỉ đạo hạ mức lãi suất xuống để Doanh nghiệp có thể tiếp cận.

Ngày 10-5-2012, Chính phủ ban hành nghị quyết 13 nhằm tháo gỡ cải thiện ngành hàng...Làm sao để tiếp cận vốn là vấn đề rất cần thiết đối với Doanh nghiệp hiện nay? ThS Đoàn Thị Quyên sẽ cho biết khảo sát động thái DN VN 6 tháng đầu năm 2012 của Viện Phát triển Doanh nghiệp Phòng thương mại và công nghiệp VN sau đây: Tình hình sản xuất của DN; Những yếu tố tác động đến Doanh nghiệp; Giải pháp cho doanh nghiệp.

Theo khảo sát 7 tháng đầu năm 2012: số Doanh nghiệp mới thành lập là 46.818; số Doanh nghiệp giả thể là 4.105 doanh nghiệp, tăng 35.4% so với cùng kỳ năm 2011.

- Tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 được đánh giá thấp do chi phí đầu vào tăng, giá sản phẩm không tăng.

- Tình hình hàng tồn kho 6 tháng đầu năm: tính đến thời điểm này chỉ số hàng tồn kho của toàn ngành chế biến, chế tạo tăng 21% so với cùng kỳ năm 2011; trong khi chỉ số này năm 2011 là 16%.

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ, sản xuất thiết bị truyền thông, sản xuất sản phẩm thuốc lá; sản xuất các thiết bị khác bằng kin loại; sản xuất sản phẩm từ plastic; sản xuất linh kiện điện tử. Đây là những nỗi lo và khó khăn nhiều nhất đối với DN.

Liệu DN có đang đối mặt với vấn đề này hay không? Xác định bằng cách sử dụng công thức sau:

Hệ số vòng quay hàng tồn kho (A) = Giá vốn hàng bán / Trị giá hàng tồn kho bình quân.

Nếu A thấp là tốc độ quay vòng hàng tồn kho chậm và ngược lại.

Nếu hệ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp trong kỳ hiện tại thấp hơn rất nhiều so với hệ số này của nhiều kỳ trước đó nghĩa là Doanh nghiệp rõ ràng đang đối mặt với mối lo hàng tồn kho tăng cao.

- Những hệ lụy của tình trạng tồn đọng hàng tồn kho làm cho ngân sách khó khăn từ 3 nguyên nhân chính:

+ Sức mua giảm, thị trường hàng hoá tắc nghẽn dẫn đến lạm phát tăng cao, thu nhập giảm.

+ Công tác quản trị hàng tồn kho chưa tốt: sản xuất nhiều hơn nhu cầu thị trường (cung lớn hơn cầu)

+ Những giải pháp của Chính phủ trong thời gian qua nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Các giải pháp giải phóng hàng tồn kho: Tổ chức lại và mở rộng thêm kênh phân phối; Làm mới phương pháp bán hàng: Xuất khẩu online thông qua các trang thương mại điện tử; Giảm giá hàng bán: khuyến mãi; Chú trọng xuất khẩu; Giảm chi phí sản xuất để giảm giá hàng bán. 

Bộ Công thương cũng đưa ra các giải pháp trong chỉ thị 13/CT - BCT nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án; đẩy mạnh xuất khẩu khai thông thị trường; khuyến khích DN dùng hàng hoá của nhau nhất là những sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp khác....

TS.Trần Du lịch - chuyên gia kinh tế: Trình bày các vấn đề kinh tế vĩ mô và kế hoạch phát triển kinh tế tại TP Hồ Chí Minh vừa được chính phủ ban hành.


Chuyên gia kinh tế TS. Trần Du Lịch trình bày tham luận

Nhận diện tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay: Thông tin mới nhất từ cuộc họp các chuyên gia kinh tế cho biết các đánh giá tình hình là chúng ta đang gặp về vấn đề giải quyết nợ xấu, tín dụng, hàng tồn kho theo cuộc họp chính phủ vừa qua.

Sau 8 tháng thực hiện trong năm 2012 cho rằng kinh tế vĩ mô hiện nay không có gì mới suốt 4 năm tính từ lạm phát 2007, khủng hoảng toàn cầu...những biến động tạo bất trắc và những gì ta thấy là 1 hệ quả tất yếu: mọi chính sách của Chính phủ nhằm kéo lại nền kinh tế. Tái cơ cấu - cuộc phẫu thuật - "phải ổn định sức khoẻ mới phẫu thuật được"

- Khó khăn: Lạm phát trong điều kiện lãi suất cao là 1 bài toàn khó.

- Giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khoá: làm Giảm tổng cầu nhằm kiềm hãm thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế nên giảm lạm phát ==> làm giảm tiêu dùng, giảm sản xuất dẫn đến DN phá sản giải thể tăng liên tục từ cuối năm 2011 đến nay.

- Hệ thống ngân hàng thương mại từ Quý IV/2011 lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh khoản của một nhóm ngân hàng nhỏ. Nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt là các khoản tín dụng về bất động sản.

- Thị trường thiếu niềm tin về tính ổn định của kinh tế vĩ mô nên diễn biến thất thường qua chỉ báo TTCK.

Tín dụng ko tăng cho đến cuối tháng 7/2012, trước tình hình kinh tế vĩ mô khó khăn như vậy người cần vay nhưng mắc nợ xấu; người không có nợ xấu cũng chằng cần vay vì sức mua giới hạn. Vì vậy có 5 giải pháp:

Nghị quyết 13: chỉ kích thích tăng tổng cầu hỗ trợ DN đeẻ giải quyết nhất thời do hệ quả của tổng cầu năm 2011. --> đừng để lạm phát tái lạm phát.

- Chính sách tiền tệ: 65% nợ vay cũ từ lãi suất cao chuyển xuống 15 % -17%; nhu cầu Doanh nghiệp vay ở mức 12-13% còn chiếm tỷ lệ thấp.

- Nguy cơ mất thanh khoản của 1 số ngân hàng đã được giải quyết.

Nghị quyết 13: chỉ kích thích tăng tổng cầu hỗ trợ DN để giải quyết nhất thời do hệ quả của tổng cầu năm 2011. --> đừng để lạm phát tái lạm phát.

- Chính sách tiền tệ: 65% nợ vay cũ từ lãi suất cao chuyển xuống 15 % -17% ; nhu cầu Doanh nghiệp vay ở mức 12-13% còn chiếm tỷ lệ thấp

- Nguy cơ mất thanh khoản của 1 số ngân hàng đã được giải quyết.

Chính phủ cũng nỗ lực hỗ trợ ngành sản xuất, Nông nghiệp...cho DN vì vậy chỉ số hàng tồn kho có giảm như Chị Quyên đã đánh giá. Dự kiến tương trong lai chỉ số tăng giá cả chỉ ở mức 1 con số là 10%; Mục tiêu giảm CPI đã hoàn thành khoảng 2,86%, mục tiêu của chính phủ là tăng tín dụng nhưng không tăng nợ xấu.

- Theo dự báo CPI từ nay đến cuối năm 7%- 7,5%, xuất khẩu từ 24-25%: tháng 7 - 8 giảm dần 17% - 18%;

- Sức mua: tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tăng 6,9% không quá tệ so với thị trường Việt Nam, huy động vốn 10.6%; cho vay tăng 1.4%, trong 8 tháng qua hơn 670.000 DN mới - giải thể 35.483 doanh nghiệp, tăng 7 % so với cùng kỳ - theo Sở Kế hoạch đầu tư.

Dự báo trong thời gian tới: Chính phủ vẫn điều hành theo nghị quyết 13, Chỉ số CPI tăng trở lại, tuy lãi suất huy động không giảm nhiều vì người dân sẽ chuyển qua đầu tư vàng và dola. Khả năng hấp thu vốn còn chậm trừ khi Chính phủ cho phép khoanh vùng 1 số đối tượng đã thế chấp xí nghiệp, tài sản... không thanh toán được nợ trở thành nợ xấu. Tỉ giá: 15 như hiện nay - ổn định; Tài khoá: giảm thu từ đó: dự báo tỷ giá năm sau.

- Doanh nghiệp phải tự cứu mình trong thị trường trong nước --> ông TS Trần Du Lịch dự báo như sau: tình hình kinh tế toàn cầu tương đương 3%; kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm tối đa 5.5%; đầu tư chưa tăng nhanh; sức mua tăng chậm; thị trường Bất động sản sẽ còn ì ạch; Chứng khoán sớm nắng chiều mưa do bức tranh vĩ mô như vậy.

Nhìn chung 2013 bức tranh không quá ảm đạm cũng không ấm lên rõ nét; nhưng kì vọng không xấu hơn; do nguyên nhân sâu xa của chức năng quản lý nên sẽ không nới lỏng tài khoá. Năm 2013 Chính phủ vẫn có các chính sách ổn định vĩ mô để phục hồi. 

Doanh nghiệp tham gia thảo luận:

Bà Trần Vân Anh - Q10. HCM: Tiến sĩ nói gì về việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng, các "ông trùm" bị bắt người dân cần làm gì trong giai đoạn này?

TS. Trần Du Lịch: Chiều 21-08 họp chính phủ trực tuyến về việc các ông trùm này rồi nên không thể trả lời thay Thủ tướng; theo ông chắc chắn vấn đề này ảnh hưởng một số ngân hàng nhưng Chính phủ sẽ xử lý "đánh chuột nhưng không vỡ bình"; người dân cần bình tĩnh không nên tạo xáo trộn phải làm hệ thống "khỏe" mới được.

Anh Võ Văn Chương (Bình Dương): Theo diễn giả, chính sách tiền tệ 7 tháng đầu năm đã đạt được gì và kế hoạch sắp tới ra sao? Liệu sẽ tiếp tục nới lỏng nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng? Và theo các diễn giả thì thời điểm nào chúng ta sẽ thực hiện tái cấu trúc thành công hệ thống ngân hàng?

TS. Trần Du Lịch: Các giải pháp: thanh khoản ngân hàng thương mại, ổn định tỷ giá, nợ xấu tăng: giải quyết để nền kinh tế hấp thụ lại. Việc thực hiện tái cấu trúc đã công bố đề án từ nay đến năm 2015.

Ông Nguyễn Văn Quang - GĐ Công ty CP Sản xuất và Thương Mại Việt Tín Phát: Yếu tố thị trường cụ thể là " nhu cầu có khả năng thanh toán" quyết định ổn định và phát triển kinh tế.

Tín dụng ko tăng trưởng được không chỉ do ngân hàng, mà còn do nợ xấu và hàng tồn kho. Phải chăng biện pháp cơ bản cũng phải kích thích thị trường (trong và ngoài nước) kèm theo đó là các biện pháp quyết liệt chống các lệch lạc thị trường?

Lưu ý : Lạm phát có kiểm soát. Chính nó giúp nền kinh tế phát triển.

TS. Trần Du Lịch: Tổng cầu - giảm sức mua; giảm sản xuất làm cho lãi suất cao thấp chấp nhận được nhưng do nợ hàng tồn kho, dự án làm dang dở... làm khó tiếp cận vốn cho DN. Kênh đầu tư của CP có tác động rất lớn. Chính phủ cần nới tín dụng tiêu dùng; cho vay mua nhà trả góp...phải kích thích thị trường mới gỡ được thị trường. 

Đinh Thị Thu Hải - thành viên CFO: Tình hình kinh tế suy giảm như hiện nay, các chính sách của Chính phủ đối với người lao động như thế nào;? Hỗ trợ DN bằng cách giảm thuế suất có được thực hiện hay không?

TS. Trần Du Lịch: Chính phủ có chương trình điều chỉnh lương, thất nghiệp...dành cho người lao động. Đồng thời có các chính sách khác hỗ trợ cứu những DN có nhiều lao động nhằm mục đích không cho lao động thất nghiệp.

+ Hiện chỉ mới có chính sách giãn TTNDN giảm 30% giảm còn 25% chứ chưa miễn; 

Ông Phạm Linh - P.TGĐ - GĐ khối KHDN Ngân hàng Phương Đông: giới thiệu ngân hàng và dòng sản phẩm phù hợp với DN.


Ông Phạm Linh - P.TGĐ OCB giới thiệu về Ngân hàng

1. Giới thiệu ngân hàng Phương Đông OCB

Thành lập 1996 - hướng đến các khách hàng DN vừa và nhỏ và XK cùng với đội ngũ nhân viên hơn 1.875 sẵn sàng  phục vụ khách hàng.

Cùng cổ đông lớn là Ngân hàng BNP Paribas 2008 đến nay với mục tiêu chuyển giao công nghệ và phát triển bền vững.

2. Tổng quan sản phẩm dịch vụ KH Doanh nghiệp:

- Có hai hình thức gửi tiền giúp quay vòng vốn hiệu quả, đặc biệt là ngân hàng điện tử, chuyển tien online theo định mức.

- Gói quản lý dòng tiền hưởng tỷ lệ chiết khấu phí lên đến 25%.

- Đáp ứng tất cả nhu cầu tài trợ vốn: hỗ trợ đi sâu vào các giai đoạn sản xuất và kinh doanh để hỗ trợ tốt hơn cho DN: nhận hàng tồn kho, hỗ trợ khoản phải thu....quản lý rủi ro cho DN; Đặc biệt chỉ OCB có thể sẵn sàng làm được điều này.

- Chương trình ưu đãi tín dụng: Tài trợ XNK, môi trường xanh sạch, nữ doanh nhân do IFC đồng hỗ trợ....lãi suất ưu đãi đặc biệt: 

+ Vay bằng VND: giảm 1% -1.5%/năm.

+ Vay bằng USD: giảm 0.5% - 1%/năm.

 - Chia sẻ mối quan tâm hiện nay của Khách hàng: OCB cam kết chào lãi suất cạnh tranh cho từng thời hạn vay:

+ Vay rất ngắn hạn (dưới 3 tuần): Lãi suất tham khảo 10%.

+ Ngắn hạn: giảm 1% - 1.5% so với lãi xuất thông thường của OCB cho DN XNK hoặc có dòng tiền chuyển đều qua tài khoản ngân hàng.

+ Trung dài hạn: sẵn sàng cung cấp các khoản vay trung dài hạn VND, USD, đặc biệt là lãi suất USD ưu đãi cho các doanh nghiệp XNK.

Doanh nghiệp trao đổi với Ngân hàng Phương Đông:


Ông Phạm Linh - Phó TGĐ Ngân hàng Phương Đông trả lời báo chí
Chị Kiều Thanh - Giám đốc: Vui lòng nói rõ hơn về dòng sản phẩm tín dụng dành cho Phụ nữ? Tôi là GĐ bên lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng thì có nhận được ưu đãi này không? Mức lãi suất áp dụng cho lĩnh vực này?

Ông Phạm Linh - P.TGĐ - GĐ khối KHDN Ngân hàng Phương Đông: Tổng phụ nữ trong hội đồng cổ đông có 51% vốn chủ sở hữu trong cổ đông; lãi suất hàng tiêu dùng thấp hơn ưu đãi13.5%; Xuất khẩu thì thấp hơn nữa.

Chị Lê Trinh - Cty TNHH Quảng cáo Mỹ Trinh Vân (MTV):  Nếu vay vốn trung hạn của Ngân hàng Phương Đông OCB. Là 1 người quản lý công ty là nữ như ông nói, ưu đãi gì đối với DN là nữ giám đốc. Lãi suất hiện nay là bao nhiêu phần trăm?

Ngân hàng OCB có giảm và hỗ trợ cho DN bao nhiêu? Cụ thể là lãi suất trung hạn? 

Ông Phạm Linh - P.TGĐ - GĐ khối KHDN Ngân hàng Phương Đông: Lãi suất trung hạn thấp so với Ngân hàng bạn tiết kiệm 13%/tháng.

Anh Trần Thanh Hiếu - Giám đốc (Q.Tân Bình - HCM): Tôi hiện đang quản lý công ty tại Q.Tân Bình. HCM, tôi muốn đẩy mạnh sản xuất , nguồn vốn tự có khoảng 70% dự án và cần vay thêm. Nhưng giai đoạn này  tôi rất lo ngại khi gặp phải rủi ro là thị trường trong nước đang rơi vào khó khăn. Tôi mong các TS cho tôi lời khuyên trong giai đoạn này? Làm sao để xử lý tốt nguồn vốn tự có?

2/ Xin hỏi ngân hàng công ty tôi về XNK vậy có được chính sách ưu đãi lãi suất không? Tôi phải làm gì để được vay tại ngân hàng? Tại Tân Bình thì tôi liên hệ với Anh/Chị nào để được hỗ trợ?

Ông Phạm Linh - P.TGĐ - GĐ khối KHDN Ngân hàng Phương Đông: Thông tin về ngành hàng của công ty anh gửi đến chúng tôi chưa rõ để đánh giá do đó anh có thể liên hệ Anh Hải chi nhánh tại Tân Bình để được hỗ trợ tư vấn. SĐT: 0909 055 668.

10.50 Tham luận của Ts. Đinh Thế Hiển


TS. Đinh Thế Hiển chia sẻ  tham luận

Chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển: tập trung nhìn vào các số liệu 6 tháng đầu năm để có dự đoán 6 tháng cuối năm và để sản xuất được cuối năm và năm sau cho hoạt động kinh doanh của mình thì không nên đổ lỗi cho suy thoái kinh tế quốc tế; do DN Việt Nam chưa chủ động bán hàng; Đầu tư công tăng 2 quý đầu năm cuối năm sẽ còn tăng; Dạng dự án FDI ảo sẽ giảm, Ngân sách Thu chi NSNN: 6 tháng cuối năm chi vượt thu đây là dấu hỏi được đặt ra.

CPI 7 tháng đầu năm 2012 tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước vừa là động lực giảm lãi suất ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô nhưng cũng thể hiện tình hình kinh tế tăng trưởng thấp.

Tình hình tiền tệ - lãi suất:

Dự báo kinh tế thế giới: các tổ chức cho biết CPI dưới 10% là tốt rồi nhiều khả năng GDP sẽ tăng, dola ổn định đến cuối năm. Vàng có những mức tăng từ tháng 3 và tháng 8 là do quyết liệt Hi Lạp ra khỏi khu vực Châu Âu. Đến giữa tháng 8, có giải pháp không loại Hi Lạp ra khỏi khu vực nhưng vẫn thắt chặt. Chứng khoán Việt Nam 400 - 420 điểm.

Dự báo 4 nhóm ngành: Ngành sản xuất công nghiệp vượt qua khó khăn và có những dao động 2013: giai đoạn mới phải chất lượng tốt, chọn lựa sản phẩm, chỉ giải quyết vấn đề hiện tại.

- Xây dựng - Bất động sản còn trị trệ đến cuối 2013

- Xuất khẩu: các nước tăng trưởng tốt; chỉ có Trung quốc giảm tăng trưởng chút.

- Thương mại dịch vụ: phục hồi nhanh hơn và triển vọng 2013. 

Giải pháp giải cứu Doanh nghiệp:

Hàng tồn kho

- Chấp nhận thiệt hại: giảm giá mạnh; đàm phán khuyến mại cho đơn đặt hàng lớn; chuyển hàng tồn kho từ DN tồn sang DN có thể bán được hàng

- Tìm đến các sản phẩm khác của DN khác để tạo thành 1 gói tạo ra sản phẩm mình phong phú hơn. 

- Chủ động đàm phán với ngân hàng: giãn nợ, chủ động chia sẻ.

- Giải phóng những gì có thể bán được - quyết liệt chủ động trong tất cả khi đó sẽ dễ tiếp cận ngân hàng.

- Bỏ tư duy vừa mua nguyên liệu vừa đầu cơ: mua sản xuất - bán; như vậy sẽ tăng vòng quay.

- Nguồn vốn: DN nhỏ khó vay lãi suất thấp vay ít; DN lớn vay lãi suất thấp vay nhiều, quy trình ngược. Phối hợp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để sử dụng luân chuyển vốn, giảm nhu cầu vay; tạo thành nhóm mua - nhóm bán sử dụng lợi thế quy mô và vạn chuyển để được giá tốt...

11h20 tham luận của MBA Hồ Bảo Luân

MBA Hồ Bảo Luân chia sẻ "Quản lý dòng tiền và hàng tồn kho"

Ông Hồ Bảo Luân - MBA: Lợi nhuận kế toán và dòng tiền:

- Vì sao bán hàng tốt nhưng sếp vẫn chưa hiểu vì sao lại thiếu hụt tiền.

- Một số yếu tố định lượng dẫn đến việc thiếu hụt tiền: Tốc độ tăng của các khoản phải trả nhanh hơn tốc độ doanh thu; Tốc độ tăng của hàng tồn kho nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu; Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm liên tục dẫn đến tình trạng Doanh nghiệp bị thua lỗ đồng thời gặp khó khăn lớn về tỷ giá, đây cũng là yếu tố dẫn tới việc hụt tiền.

Các biện pháp quản lý dòng tiền: Nên kiểm kê quỹ, kiểm quỹ bất thường; Chậm trễ trong việc xuất Hoá đơn bán hàng; Chuẩn bị tốt tối ưu hoá dòng vốn; Phải biết dòng tiền đi đâu về đâu.
Laisuat.vn

 

 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi