Thực trạng sáp nhập của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
24/03/2017 12:37:27 CH
BẢO TRỢ

Thực trạng sáp nhập của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay

Thực trạng sáp nhập của các ngân hàng đang trở thành một trong những vấn đề khiến nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn quan tâm.

Thực trạng sáp nhập của các ngân hàng đang trở thành một trong những vấn đề khiến nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn quan tâm. Ngân hàng Thế giới đã thống kê được số lượng ngân hàng của nước ta sẽ giảm mạnh so với mức 34 ngân hàng như hiện tại. Bên cạnh việc cắt giảm số lượng, Giám đốc CareerLink.vn - Công ty tuyển dụng việc làm trực tuyến hàng đầu Việt Nam đưa ra nhìn nhận vào năm 2017, thực trạng trên sẽ có sự tác động mạnh mẽ đến nhu cầu tuyển dụng nhân lực ở ngành nghề này, khiến nguồn lạo động có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

Bạn có thể tham khảo thông tin tuyển dụng tại https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh

Thực trạng sáp nhập diễn tiến trong thời gian qua như thế nào?

Hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại (M&A) tại Việt Nam bắt đầu hình thành kể từ khi có Luật Doanh nghiệp 1999. Đứng trước yêu cầu của thời đại hội nhập, M&A trong ngành ngân hàng trở thành một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tái cơ cấu hệ thống, vực dậy ngân hàng yếu kém, ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo mục tiêu đến năm 2020 của đề án Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) thì hệ thống ngân hàng Việt Nam phải có ít nhất 1 - 2 ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương ứng với các ngân hàng trong khu vực để từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi thực tế một số ngân hàng được coi là lớn của Việt Nam hiện nay như Vietcombank, BIDV, Vietinbank… có vốn điều lệ, tổng tài sản và quy mô vẫn nhỏ hơn rất nhiều những ngân hàng lớn trong khu vực và quốc tế. Do vậy, việc sáp nhập với các ngân hàng khác là giải pháp mà những ngân hàng này phải thực hiện để có thể trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trong tiến trình hội nhập hiện nay.

Trong 5 năm qua, đã có những cuộc M&A nổi bật, có sự tham gia của các ngân hàng hàng đầu trong ngành như sáp nhập của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng Mê Kông vào Ngân hàng Hàng hải Việt Nam,Ngân hàng thương mại Sài Gòn vào Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank; Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) vào Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank)… Đặc biệt,việc sáp nhập PGBank vào VietinBank đã được Đại hội cổ đông hai bên thông qua từ tháng 4/2015 và chính thức sáp nhập trong năm 2017.

Sau một năm 2015 với nhiều biến động, năm 2016 đã không có trường hợp nào chính thức thực hiện việcsáp nhập trong hệ thống. Dự kiến trong năm nay, hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng sẽ sôi động trở lạikhi mà Ngân hàng nhà nướctiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các TCTD nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.Chủ trương này sẽ kéo nhiều ngân hàng vào làn sóng M&A, đồng thời mở ra cơ hội cho cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện Ngân hàng Nhà nước(NHNN) đang trình Chính phủ và Bộ Chính trị đề án tái cơ cấu 5 ngân hàng, bao gồm DongABank, Sacombank và ba ngân hàng 0 đồng (CBBank, GPBank, OceanBank). Với quyết tâm đạt mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đảm bảo được tính thanh khoản hệ thống, tạo ổn định Ngành, ổn định kinh tế vĩ mô, trong năm nay dự báo sẽ có nhiều cuộc sáp nhập diễn ra trong ngành Ngân hàng.
 
Tác động của hoạt động sáp nhập đến tình hình thực tại của ngành Ngân hàng

Hàng loạt các thương vụ sáp nhập diễn ra đã giải quyết được một số vấn đề bức bách hiện tại như nợ xấu, tiêu chuẩn ngân hàng sánh ngang với khu vực, vực dậy ngân hàng yếu kém,…NHNN cho biếttỷ lệ nợ xấu giảm mạnh từ hai con số xuống 3,49%, tổng tài sản của hệ thống các TCTD cũng tăng 20% từ hơn 5 triệu tỷ đồng lên 6,6 triệu tỷ đồng.

Các ngân hàng sau sáp nhập không chỉ tận dụng thế mạnh trước đây của từng tổ chức mà còn phối kết hợp các điểm mạnh với nhau để tạo hợp lực, nâng tầm vị thế của ngân hàng. Chẳng hạn như ngân hàng có hệ thống khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi kết hợp với ngân hàng chuyên cho vay đối với cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ thì sản phẩm cho vay đối với các nhân viên của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được ngân hàng chuyên cho vay cá nhân sử dụng triệt để nhằm khai thác lợi thế vốn có của mình.

Các ngân hàng khi được sáp nhập sẽ tận dụng lợi thế về vốn, nhân lực, số lượng chi nhánh… đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng. Cụ thể, theo điều tra của NHNN, sau khi sáp nhập với Habubank, SHB hiện có hơn 400 điểm giao dịch, so với con số trước đây chỉ có 95 điểm giao dịch. Từ 600 điểm giao dịch, sau sáp nhập với MHB, BIDV dự kiến sẽ có 1.000 điểm giao dịch.

Đặc biệt, thông qua sáp nhập các ngân hàng sẽ loại bỏ được những ngân hàng yếu kém, quy mô nhỏ, thiếu vốn, giảm thiểu được các tổn thất phát sinh, nhất là vấn đề nợ xấu, từ đó tránh được phần lớn nguy cơ rủi ro cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Theo đánh giá chung thì hoạt động sáp nhập này là chìa khóa đem lại sự ổn định chung của toàn thị trường Ngân hàng, cơ hội tăng trưởng thần tốc về quy mô, tổng tài sản, vốn điều lệ, mạng lưới chi nhánh, nguồn nhân lực…

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhìn nhận 2 mặt của vấn đề. Hoạt động sáp nhập sẽ gây ra sự biến động mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, nhân lực… từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của các cổ đông thiểu số, pha trộn văn hóa doanh nghiệp cũng như khiến một bộ phận nhân viên bị mất việc làm… Đây là điều mà các ngân hàng sau khi sáp nhập cần chú ý để giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi