Lãi suất vay tiêu dùng sẽ giảm

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
14/11/2016 9:10:07 SA
BẢO TRỢ

Lãi suất vay tiêu dùng sẽ giảm

Khi cạnh tranh ngày càng lớn thì lãi suất cho vay cũng sẽ được kéo giảm nhằm thu hút khách hàng. Đây chính là cơ hội tốt để người vay có thể lựa chọn sản phẩm vay có lãi suất tốt nhất, thay vì phải vay với lãi suất cao đến vài chục phần trăm như hiện nay.

Thông tin Dự thảo Thông tư về cho vay tài chính tiêu dùng sắp ban hành, và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017 được cho là cơ sở để kéo lãi suất vay tiêu dùng giảm so với hiện tại. Bởi, ngay khi dự thảo được thông qua, thị trường sẽ được chứng kiến một cuộc cạnh tranh thành lập công ty tài chính (CTTC) tiêu dùng từ nhiều TCTD.

Cụ thể, theo một số nhà phân tích, tính đến thời điểm này, lãi suất vẫn là công cụ chủ yếu dùng để cạnh tranh trong ngành tài chính. Vì vậy, thời gian tới đây, khi các TCTD quyết tâm thành lập CTTC để cho vay tiêu dùng, thì đó chính là lúc người vay được hưởng lợi rất nhiều.
 

 
Kỳ vọng sắp tới lãi suất vay tiêu dùng giảm

Và người vay tiêu dùng cũng sẽ không phải chờ đợi lâu vì qua khảo sát trong các mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) những năm trước và kể cả năm nay, hầu hết NH đều trình cổ đông thông qua việc hình thành hoặc mua lại một CTTC để chuyển đổi sang mô hình hoạt động cho vay tiêu dùng. Đơn cử tại Kienlongbank, HĐQT NH này đã trình ĐHĐCĐ năm 2016 thông qua kế hoạch sẽ mua lại hoặc thành lập mới CTTC.

Các NH như Nam A Bank, OCB, DongA Bank… cũng lên kế hoạch thành lập CTTC nhằm mục tiêu đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Trong đó, OCB sẽ thành lập CTTC mới, với lý do để đáp ứng được nhu cầu và quản lý rủi ro. Hay trong các tờ trình cổ đông thông qua tại kỳ ĐHĐCĐ thường niên 2015, Sacombank cũng lên kế hoạch thành lập CTTC với số vốn 500 tỷ đồng, và công ty bảo hiểm dưới hình thức liên doanh nước ngoài với phần góp vốn dự kiến 500 tỷ đồng; công ty bảo hiểm phi nhân thọ với vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.

Trong khi đó, kế hoạch thành lập mới hoặc mua lại CTTC với dự kiến vốn điều lệ 500 tỷ đồng của ACB đang được thực hiện theo phương thức chuyển đổi công năng từ Công ty cho thuê tài chính NH Á Châu (ACB Leasing).

Thực tế, dù mỗi NH đưa một lý do khác nhau về việc thành lập CTTC, song ai cũng hiểu rằng, nếu Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của CTTC được ban hành chính thức, thì sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của các NH khi họ không còn được trực tiếp cho vay tiêu dùng, tùy theo lộ trình NHNN quy định.

Theo giới chuyên môn, đây chính là lý do chủ đạo để các TCTD phải gấp rút trình cổ đông thông qua kế hoạch thành lập mới hoặc mua lại CTTC, hoặc với tỷ lệ tham gia tối thiểu 51% vốn điều lệ của CTTC được mua lại.

Mặt khác, đối với các NH, khi đời sống người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng gia tăng, thì lĩnh vực bán lẻ càng được các NH chú trọng. Các NH muốn chuyên biệt hóa hoạt động tín dụng tiêu dùng, thúc đẩy mảng bán lẻ nên việc thành lập CTTC cho vay tiêu dùng là cần thiết.

Dự thảo Thông tư cũng yêu cầu các khoản vay tiêu dùng nhỏ, lẻ phải qua CTTC, và tiềm năng đối với hoạt động tín dụng này được đánh giá là còn rất lớn. Nhiều NH đang chạy đua trong việc mua lại, sáp nhập một số CTTC và chuyển đổi sang CTTC cho vay tiêu dùng như VPBank có CTTC trực thuộc FE Credit; HDBank có CTTC HDFinance đã bán 49% cổ phần cho Credit Saison…; BIDV cũng lên kế hoạch lập CTTC tiêu dùng. VietinBank thông qua Đề án sáp nhập PGBank, trong đó, chuyển một phần PGBank thành CTTC  PG Finance…

Rõ ràng, xu thế thành lập CTTC để cho vay tiêu dùng chuyên biệt là mục tiêu dài hạn của các TCTD trong nước. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tổ chức tài chính quốc tế cho biết đang hoàn tất thủ tục để xin phép NHNN cho phép thành lập CTTC tại thị trường Việt Nam. Dự kiến, thời gian tới, số lượng CTTC tại Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng trên thị trường.

Thông thường, khi cạnh tranh ngày càng lớn thì lãi suất cho vay cũng sẽ được kéo giảm nhằm thu hút khách hàng. Đây chính là cơ hội tốt để người vay có thể lựa chọn sản phẩm vay có lãi suất tốt nhất, thay vì phải vay với lãi suất cao đến vài chục phần trăm như hiện nay.
 

 
Khi cạnh tranh ngày càng lớn thì lãi suất cho vay cũng sẽ giảm

Lãnh đạo cao cấp của một NHTM tại TP.HCM cũng chia sẻ, trong việc cho vay, thông thường để gia tăng doanh số, cải thiện lợi nhuận, thắt chặt quan hệ khách hàng và mang lại trải nghiệm tốt hơn với sản phẩm dịch vụ NH, thì ba kỹ thuật bán hàng rất quan trọng rất cần được sử dụng thường xuyên tại quầy đó là bán chéo, bán cao hơn và bán thấp hơn.

Đối với việc cạnh tranh cho vay tiêu dùng trả góp cũng vậy, các CTTC cũng sẽ được vận hành theo mô hình hoạt động của ngành NH. Trong đó, yếu tố bán giá thấp tức là cạnh tranh về lãi suất là một kỹ thuật vô cùng cần thiết.

Nhìn chung, để đảm bảo chỉ tiêu kinh doanh, hiện hầu hết các CTTC khi được thành lập, đều sẽ phải bước vào cuộc chạy đua giải ngân, góp phần làm thị trường cho vay này sôi động.

Đánh giá về lãi suất của lĩnh vực cho vay tiêu dùng trong thời gian tới, nhiều chuyên gia tài chính - NH cho rằng, đây là giải pháp mới của các NH nhằm tăng tốc giải ngân, trong bối cảnh nguồn thu khác bị hạn chế. Theo đó, người vay sẽ được hưởng lợi rất nhiều về lãi suất.

Tuy nhiên, cũng rất cần nhìn nhận kỹ bởi các mức lãi suất được cho là hấp dẫn cũng có những quy định ràng buộc khắt khe, tùy theo thời hạn vay. Bên cạnh đó, còn rất nhiều vấn đề như lãi phạt, phí… sau đó sẽ được tính ở mức nào, và do các TCTD áp đặt. Thế nên, dù vay ở bất cứ CTTC độc lập hay CTTC thuộc NH, người vay cũng cần cân nhắc để hạn chế rủi ro phát sinh nợ.
 
Theo TBNH
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi