Vay tiêu dùng: Tiềm năng không dễ chen chân

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
28/03/2016 12:38:34 CH
BẢO TRỢ

Vay tiêu dùng: Tiềm năng không dễ chen chân

Nhiều thương vụ NHTM mua bán, sáp nhập công ty tài chính (CTTC) đã hoàn thành và các CTTC mới đã ra đời. Thị trường kỳ vọng sẽ có một cuộc cạnh tranh giữa các CTTC trên thị trường cho vay tiêu dùng mang lại nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, dù lĩnh vực cho vay tiêu dùng còn đầy tiềm năng, nhưng muốn thu hút khách hàng phải mạnh về vốn và mạng lưới, sản phẩm và chiến lược phát triển hợp lý.

MB và CTTC cổ phần Sông Đà (SDFC) vừa ký kết bàn giao sáp nhập SDFC vào MB để thành lập MFinance với tổng vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Như vậy, sau khi HDBank khởi động giao dịch đầu tiên theo phương thức mua lại TCTD tại Việt Nam với SGVF, hàng loạt thương vụ mua bán sáp nhập giữa NHTM và CTTC cũng đã tiếp nối. Thế nhưng, dù có nhiều CTTC mới được thành lập nhưng hoạt động của các công ty này khá âm thầm, vẫn chưa có nhiều thương hiệu mới gia nhập thị trường cho vay tiêu dùng. Đến nay chỉ mới có CTTC trực thuộc HDBank được đầu tư phát triển mạnh. Sau khi thành lập HDFinance với vốn điều lệ 550 tỷ đồng, HDBank chuyển 49% vốn điều lệ của CTTC trực thuộc HDFinance cho tập đoàn Credit Saison (Nhật Bản) và chuyển đổi sang thương hiệu HDSaison. Tận dụng mạng lưới có sẵn cộng với phát triển mới, hiện HDSaison phát triển mạng lưới hơn 5.000 điểm giới thiệu dịch vụ với hàng loạt dịch vụ cho vay tiêu dùng. Thương hiệu HDSaison góp mặt vào thị trường chưa lâu nhưng đã sớm tăng cường độ phủ và trở nên quen thuộc với người tiêu dùng gần như ngang bằng với các CTTC hoạt động dài lâu như Home Credit, ACS, FE Credit.
 
Trong khi đó, các NHTM khác mua lại các CTTC trực thuộc các tập đoàn nhà nước hầu như chỉ để chuẩn bị cho Thông tư quy định hoạt động tín dụng tiêu dùng của CTTC với cá nhân dưới các hình thức như cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, phát hành thẻ mua hàng. Ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị MB, cho biết MB tham gia tái cơ cấu SDFC nhằm ủng hộ chủ trương lớn của Chính phủ, NHNN về tái cơ cấu các CTTC. Theo các NH, việc mua lại CTTC nhằm mục tiêu phát triển dịch vụ bán lẻ nhưng trước mắt NH chỉ mới chuyển danh mục cho vay khách hàng cá nhân từ NH sang CTTC, còn việc tiến vào thị trường bán lẻ, cho vay tiêu dùng vẫn nằm trong kế hoạch lâu dài.
 
Các NHTM mua CTTC để dự phòng trường hợp NHNN áp dụng quy định NH phải có CTTC mới được cho vay tiêu dùng, nhưng theo các chuyên gia, mua lại các CTTC cũng rất khó để tiến vào thị trường cho vay tiêu dùng. Các CTTC nhà nước không có hệ thống mạng lưới cũng như khách hàng cá nhân, vì vậy hậu sáp nhập cũng không tận dụng được lợi thế này. Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, bản chất của cho vay tiêu dùng rất rủi ro, đa số không có tài sản đảm bảo, không có tài sản thế chấp, chủ yếu là cho vay tín chấp. Đồng thời, chi phí của cho vay tiêu dùng ở mức cao do phải quản lý rất nhiều khoản vay nhỏ lẻ, khách hàng cho vay ở những nơi xa xôi phải mất nhiều công sức để thẩm định thông tin có liên quan đến người vay vốn do thông tin khách hàng còn thiếu. Trước nay, NH chủ yếu cho vay khách hàng cá nhân với các mục đích cho vay mua nhà, mua ô tô chứ chưa đi sâu vào tín dụng tiêu dùng với các khoản vay tín chấp nhỏ lẻ, nên muốn phát triển cho vay tiêu dùng CTTC trực thuộc NH phải được cải tổ, đầu tư nhiều hơn về vốn, mạng lưới, nhân sự cũng như cần học hỏi kinh nghiệm hoạt động mới có thể tham gia vào thị trường.
 
vaytieudung2503
 
Nhân viên HD SaiSon tư vấn cho khách hàng mua xe trả góp
 
Trên thị trường cho vay tiêu dùng hiện nay chỉ mới có một vài CTTC như Home Credit, FE Credit, ACS, HDSaison với mạng lưới rộng lớn, hoạt động cho vay trả góp của các công ty này đã gần như bao quát nhu cầu của thị trường. Lượng khách hàng tiềm năng cũng đã được các công ty này khai thác triệt để. Nếu một CTTC mới gia nhập vào thị trường này sẽ gặp khó vì hầu hết các khách hàng tiềm năng đều đang có khoản vay tại các CTTC khác. Còn nếu muốn cạnh tranh thu hút những khách hàng mới buộc phải cho vay với lãi suất ưu đãi hơn. Song do nền móng ban đầu chưa có, cần phải đầu tư lớn mới có thể gia nhập thị trường, nên việc cạnh tranh về lãi suất sẽ không dễ dàng. Sau khi thành lập, các CTTC mới đang kêu gọi đối tác ngoại để bán đến 49% vốn, tuy nhiên việc tìm đối tác có vẻ không dễ dàng, vì cho đến thời điểm này vẫn chưa có nhà đầu tư đổ vốn vào các công ty này. Về khoảng trống thị trường, hiện chỉ còn khu vực nông thôn và lĩnh vực cho vay thấu chi qua thẻ chưa có nhiều CTTC khai thác, nhưng có ý kiến cho rằng cho vay tiêu dùng đối với khu vực nông thôn rủi ro rất lớn, còn cho vay thấu chi qua thẻ vẫn đang là cuộc chiến của các NHTM.
 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi