Muốn vay tiêu dùng phải biết những thông tin quan trọng này

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
28/03/2016 12:44:48 CH
BẢO TRỢ

Muốn vay tiêu dùng phải biết những thông tin quan trọng này

Vay tiêu dùng giúp bạn mua sắm được tài sản mình mong muốn nhưng đổi lại bạn phải lưu ý kỹ những điều dưới đây để không gặp phải rủi ro tài chính.

Vay tiêu dùng là hình thức mới ở Việt Nam. Nhiều người còn khá lạ với loại hình này, nó là khoản vay có giá trị nhỏ nhằm cung cấp số tiền nhất định để phục vụ trả góp mua nhà, mua đồ công nghệ...

Khách hàng có thể tiếp cận nguồn vốn này qua ngân hàng hoặc công ty tài chính nhưng điều quan trọng hãy là người tiêu dùng thông minh. Bản thân người vay phải đọc kỹ hợp đồng vay vốn, trong đó quan trọng nhất là mức lã suất điều chỉnh, thời hạn thay đổi lãi suất...
Các hình thức cho vay tiêu dùng

Với vay tiêu dùng có hai hình thức cơ bản là vay thế chấp và vay không thế chấp. Vay thế chấp tức là người vay dùng tài sản như nhà, ô tô...các tài sản có giá trị để thế chấp với bên cho vay. Còn vay không thế chấp là người vay phải chứng minh được khả năng tài chính của cá nhân, khả năng trả nợ, thu nhập ổn định. 

Đọc kỹ hợp đồng

Rõ ràng, nhiều người khi vay tiền chỉ quan tâm đến số tiền được vay nhằm giải quyết vấn đề trước mắt. Trong khi không hiểu hết những thuật ngữ ngay trong hợp đồng vay vốn. Cho nên, người vay phải yêu cầu nhân viên giải thích rõ ràng, tư vấn cụ thể nhằm hiểu cặn kẽ mọi thứ trong hợp đồng tránh những rủi ro, tranh cãi sau này.

Những điểm bắt buộc người vay phải nhớ gồm số tiền được vay, cách giải ngân, lãi suất, mức trả góp mỗi tháng, cách tính toán thu lãi, phí phát sinh khi chậm trả, phí phải trả khi tất toán hợp đồng trước thời hạn...

Bản thân các công ty tài chính cũng cần phải tận tâm với khách hàng bằng cách giải thích rõ ràng, rành mạch, minh bạch các điều khoản. Mỗi nhân viên tín dụng phải thực sự tin cậy để tư vấn, cung cấp cho khách hàng các kiến thức về lãi suất, điều chỉnh lãi suất, thời hạn thay đổi...

Phương thức trả

Hiện có 2 cách tính lãi suất trên dư nợ ban đầu hoặc tính theo dư nợ giảm dần. Với cách tính lãi suất dựa trên dư nợ ban đầu áp dụng với hình thức cho vay tín chấp, tức là khách hàng thanh toán lãi suất theo hợp đồng đưa ra cộng với tiền gốc. 

Còn hình thức trả nợ theo dư nợ giảm dần. Khách hàng sẽ trả phần gốc cộng với lãi tính theo nợ thực tế sau khi trừ đi phần gốc đã trả ở các kỳ thanh toán trước đó. 

Với các cách trên, người tiêu dùng phải tính toán kỹ để xem mình phù hợp với cách trả nợ nào nhằm chủ động khả năng tài chính, tránh để kéo dài nợ xấu.

Các hình thức áp lãi suất

Bạn cần lưu ý đến hình thức áp lãi suất cố định hoặc thả nổi. Hình thức áp lãi suất cố định có nghĩa là lãi suất không thay đổi trong thời gian vay vốn nhưng các khoản trả cần phải đúng theo hợp đồng. Nếu trả trước hạn có thể phải trả thêm phí.

Còn với lãi suất thả nổi sẽ thay đổi theo thời kỳ, theo diễn biến thị trường. Người vay hưởng lợi nếu lãi suất thị trường hạ thấp còn chịu lãi suất cao nếu lãi suất thị trường tăng lên.

Lượng sức để vay

Trên thực tế, khi vay tiêu dùng có nghĩa là khách hàng muốn thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nào đó như mua nhà, mua đồ công nghệ trả góp, mua ô tô...Nhưng trước khi đặt bút ký vào việc vay tiêu dùng phải lượng sức trả nợ cũng như lãi của bản thân và gia đình. 

Bạn phải ngồi tính toán chi tiêu hàng tháng, trừ các khoản chi phí phát sinh dựa trên lương để có thể xác định số tiền còn lại ở mức nào có thể trang trải trả nợ gốc và lãi suất phát sinh theo hợp đồng. Nếu để số tiền trả nợ vay tiêu dùng sát mức lương hoặc đội hơn mức lương rõ ràng là gánh nặng cho kinh tế gia đình.

Mức phí phạt vi phạm hợp đồng

Nhiều người thường mang tâm lý chỉ đọc kỹ về số tiền vay, lãi suất phải trả nhưng ít quan tâm đến điều khoản phí phạt khi vi phạm hợp đồng. Khoản phí này phát sinh khi trả nợ trước hạn hoặc chậm trả nợ. Cho nên phải tham khảo ý kiến của nhân viên tín dụng, để cân đối khả năng tài chính, xác định thời gian trả nợ tránh phải chịu khoản phí này. 
Theo VTC
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi