Chủ tịch Sacombank: Chúng tôi không phải ngân hàng yếu kém

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
04/01/2017 5:18:53 CH
BẢO TRỢ

Chủ tịch Sacombank: Chúng tôi không phải ngân hàng yếu kém

Chia sẻ với VnExpress, ông Kiều Hữu Dũng cho biết hiện có nhà đầu tư ngoại đã đề xuất bỏ một tỷ USD mua cổ phần của Sacombank để cùng chung tay xử lý những tồn tại do Ngân hàng Phương Nam để lại.

  Ngoài 3 ngân hàng đã được mua lại 0 đồng là OceanBank, VNCB và GPBank, cơ quan quản lý cho biết cũng lên kế hoạch xử lý dứt điểm những yếu kém tại 2 ngân hàng khác trong năm 2017. Thông tin cho rằng một trong 2 đơn vị này là Sacombank. Ông có bình luận gì về điều này?

  Trước hết tôi xin khẳng định Sacombank không phải ngân hàng yếu kém. Nhờ có nội lực, duy trì được vị trí thuộc top 5 ngân hàng lớn trong khối cổ phần nên tháng 10/2015, chúng tôi mới được Ngân hàng Nhà nước khuyến khích nhận sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank).

Bản thân hoạt động của một ngân hàng không thể xấu đi, trở thành yếu kém chỉ trong một vài tháng như vậy được. Chẳng qua do phải cáng đáng thêm Southern Bank, phải chịu nhưng khoản nợ xấu lớn nên sau khi trích lập dự phòng, lợi nhuận mới giảm đi mà thôi.
 

 
Ông Kiều Hữu Dũng - Chủ tịch Sacombank khẳng định đang có nhà đầu tư ngoại sẵn sàng bỏ một tỷ USD vào ngân hàng để chung tay tái cơ cấu. 

Sau khi sáp nhập, chúng tôi có đề án tái cấu trúc, trong đó có phương án xử lý các vấn đề tồn đọng của Ngân hàng Phương Nam. Đề án này đang trình Ngân hàng Nhà nước và chúng tôi xác định năm 2017 sẽ bắt tay ngay vào thực hiện mạnh mẽ sau khi được duyệt. Tôi nghĩ sở dĩ có thông tin nêu trên là vì đề án tái cấu trúc Sacombank được trình cùng với đề án tái cơ cấu 3 ngân hàng 0 đồng kia nên có thể bị hiểu nhầm rằng chúng tôi là ngân hàng yếu kém.

  Nhưng thực tế là lợi nhuận của Sacombank bị ảnh hưởng khá nhiều từ khi nhận Southern Bank. Trong năm 2016, tình hình tài chính của ngân hàng như thế nào?

  Từ thời điểm nhập sáp nhập đến nay, hoạt động chung của Sacombank không có bất cứ xáo trộn hay bất ổn nào, kết quả kinh doanh vẫn tăng trưởng ổn định. Về hiệu quả hoạt động, tổng thu nhập vẫn ổn định, nổi bật là các nguồn thu phi tín dụng như dịch vụ, thẻ, kinh doanh ngoại hối. Trong đó, thu dịch vụ đạt khoảng 1.400 tỷ, tăng 20,3% so năm trước. 

Đến 31/12/2016, tổng tài sản ngân hàng đạt trên 330.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2015, vốn chủ sở hữu cũng đạt hơn 22.000 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 300.000 tỷ, riêng huy động từ thị trường 1 đạt 290.000 tỷ (tăng 11,6%). Đồng thời, dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 193.000 tỷ đồng, tăng 7%. Riêng lợi nhuận trước thuế, do đang xử lý các tồn đọng sau sáp nhập, nên đạt khoảng 300 tỷ đồng.

  Nếu không tính Phương Nam, lợi nhuận của Sacombank ra sao, thưa ông?

  Tôi rất tiếc là ở Việt Nam không có mô hình ngân hàng xấu nằm trong ngân hàng tốt. Ở nước ngoài, khi cho phép sáp nhập để xử lý ngân hàng yếu kém, các nhà băng tốt nhận sáp nhập có thể vẫn được tách bạch những hạch toán kinh doanh của mình, đồng thời vẫn trích một phần để xử lý nợ xấu cho ngân hàng kia.

Quả thực, nếu không phải trích lập dự phòng cho các khoản tài sản không sinh lời, nợ xấu của Southern Bank, lợi nhuận của Sacombank năm 2016 có thể lên tới 4.000 tỷ đồng, thậm chí cao hơn cả năm 2015.

  Sacombank dự tính đến bao giờ có thể giải quyết xong những vấn đề này?

  Chúng tôi đang rất nỗ lực chung tay cùng Ngân hàng Nhà nước xử lý tồn tại do Phương Nam để lại. Tuy nhiên, tiến độ nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện nay, với sự duy trì hoạt động tốt của Sacombank, chúng tôi đã nhận được nhiều đề nghị từ các nhà đầu tư nước ngoài. Có nhà đầu tư đã sẵn sàng bỏ một tỷ USD vào Sacombank và đã chính thức đặt vấn đề này với Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, cũng có doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn lớn trong nước muốn tham gia sở hữu 20% cổ phần Sacombank. Họ cũng cam kết sẵn sàng mua với giá cao.

Nếu không có sự tham gia của những nhà đầu tư mới, có thể quá trình tái cấu trúc Sacombank "hậu Phương Nam" cần tới 5-6 năm. Còn nếu có nhà đầu tư mới, quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn.

Hiện Sacombank chờ sự phê duyệt đề án để chính thức bắt tay vào quá trình tái cấu trúc cũng như để có thể công bố thông tin rõ ràng hơn cho cổ đông, nhà đầu tư và khách hàng.
 
Theo VnExpress
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi