Hội thảo: Giải pháp dòng tiền cho doanh nghiệp SME

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/08/2016 9:34:18 SA
BẢO TRỢ

Hội thảo: Giải pháp dòng tiền cho doanh nghiệp SME

Vào sáng ngày 27/6/2013 tại KS Kim Đô (133 Nguyễn Huệ, Q1, Tp.HCM) diễn ra Hội thảo "GIẢI PHÁP DÒNG TIỀN CHO DOANH NGHIỆP SME" do Laisuat.vn và Hiệp Hội Doanh nghiệp Tp.HCM tổ chức.


Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM ông Hàng Vay Chi – Phó Chủ tịch Hiệp Hội, Ông Nguyễn Trung Kiên – Trưởng phòng Phân tích tổng hợp Ngân hàng nhà nước tại Tp.HCM, Ông Đặng Bảo Khánh – Tổng Giám Đốc ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và gần 200 chủ doanh nghiệp Tp.HCM các tỉnh lân cận cùng các phóng viên Báo đài tham dự. Đặc biệt, hội thảo còn có tham luận của hai chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam là TS. Trần Du Lịch và TS. Đinh Thế Hiển. 

 Mở đầu chương trình Ông Hàng Vay Chi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội thảo


Ông Hàng Vay Chi phát biểu khai mạc


Ông Nguyễn Trung Kiên - Trưởng phòng Phân tích tổng hợp NHNN tại Tp.HCM
 
Vào lúc 8h50 sáng, Bàn chủ tọa lên chia sẻ tham luận với các doanh nghiệp. Mở đầu là phần phát biểu chào mừng của đại diện ngân hàng nhà nước tại Tp.HCM - Ông Nguyễn Trung Kiên - Trưởng phòng phân tích tổng hợp


TS. Trần Du Lịch chia sẻ tham luận

TS. Trần Du Lịch - Uỷ viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM: Tại Hội thảo, TS. Trần Du Lịch cho biết  bước vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với  4 thách thức ngắn hạn như sau :

        + Thứ nhất, Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm.Mặc dù  CPI  6  tháng đầu năm 2013 chỉ  tăng 2,40% , nhưng nguy cơ lạm phát vẩn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa được giải quyết.

        + Thứ hai, Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắt nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn.Tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là DNV&N.

       + Thứ ba, Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của doanh nghiệp, do hoạt động kém hiệu quả của hệ thống NHTM.Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7%, thì lãi suất vay thực dương theo lãi suất vay phổ biến hiện nay sẽ rất quá cao( 4-6%).Với mức lãi suất như vậy  sẽ không kích thích được các DN đang có thị trường đầu tư mở rộng và làm tăng nợ xầu đối với những DN đang nổ lực phục hồi sản xuất.

    + Thứ tư, Những nổ lực để làm ấm thị trường bất động sản chưa thể mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Một khi thanh khoản của TTBĐS chưa cải thiện thì việc xử lý nợ xấu của NHTM cũng sẽ khó khăn.

Theo TS. Trần Du Lịch thì Tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến khá phức tạp. Dự báo mới nhất của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF thì kinh tế năm 2013 sẽ khó khăn hơn năm nay. Tốc độ  tăng trưởng chung của thế giới sẽ chậm lại. Có thể nói trong năm 2013 tình hình kinh tế thế giới còn diễn biến thất thường, sẽ có tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta.      

      + Với tình hình trên, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội ( khoá XIII) đã xác định mục tiêu kinh tế tổng quát của năm 2013 là “ Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng..” với tốc độ tăng GDP khoảng 5,5 % và kiểm soát CPI dưới 8 % ( chính phủ đề ra khoảng 6%). Để thực hiện các mục tiêu trên  Chính phủ đang có nhiều nổ lực để tạo niềm tin cho thị trường thông qua một “gói giải pháp hỗ trợ thị trường” nhằm : giải quyết hàng tồn kho; xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Ba vấn đề này có quan hệ nhân quả với nhau, nên không thể giải quyết riêng rẽ.Ngày 07.01.2013 Chính phủ đã ban hành NQ.01 và NQ 02.

Khác với gói giải pháp kích cầu thực hiện năm 2009 trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu suy thoái, Chính phủ phải tăng đầu tư công và hỗ trợ lãi suất; gói giải pháp hỗ trợ thị trường lần này tập trung vào khâu xử lý “điểm nghẽn” của tín dụng và tăng sức mua của thị trường, trong đó quan tâm đặc biệt đến tồn kho sản phẩm bất động sản.Trong giải pháp về tín dụng  áp dụng biện pháp đặc nhằm cho vay mới các doanh nghiệp có điều kiện tồn tại và phát triền; các doanh nghiệp đang thực hiện các dự án nhà ở đang có thị trường, dự án BOT, BT trong lãnh vực hạ tầng,đang ngưng trệ do thiếu nguồn tín dụng; ngăn chặn xu hướng tăng số DN phải ngưng hoạt động, giải thể do thiếu vốn lưu động; mở rộng tín dụng tiêu dùng; giảm lãi suất huy động tiền gửi và  lãi suất cho  vay; áp dụng nhiều biện pháp để  xử lý nợ xấu, trong đó có việc thành lập định chế mua bán nợ của Nhà nước.Trong chính sách tài khóa  tiếp tục thực hiện biện pháp doãn thời hạn nợp thuế, thời hạn nợp tiền sử dụng đất,miễn giãm thuế..theo tinh thần NQ 13 của Chính phủ và Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 3  về hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN  cho đến giữa năm  2014 để tạo điều kiện cho DN phục hồi tăng trưởng.  Tại kỳ họp thừ 5 Quốc hội ( tháng 5-6.2013) đã sửa  đổi một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế  giá trị gia tăng nhằm miển giảm thuế cho một số đối tượng để kích thích thị trường và giảm khó khăn cho doanh nghiệp.Áp dụng thuế suất thu nhập DN 22% từ tháng 1.2014 và 20% từ  tháng 01. 2016 để khuyền khích DN mở rộng đầu tư, giảm 50% thuế VAT cho nhà giá thấp….

    + Dù yếu ớt và vẫn ở trong tình trạng tăng trưởng dưới tiềm năng ( so với công suất đã đầu tư), nhưng năm 2013 nền kinh tế Việt nam sẽ là năm hồi phục, nếu thực hiện  nhất quán, đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp đề ra trong 2  nghị quyết của Chính phủ nêu trên, tạo niềm tin cho thị trường.

Trong bối cảnh như  vậy, năm 2013 bên cạnh những thách thức vẫn có cơ hội để tái cơ cấu doanh nghiệp, lành mạnh hóa thị trường hướng đến mục tiêu phát triển trung-dài hạn:

Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2013-2020; trong đó đã phân kỳ cho giai đoạn 2013-2015 ưu tiên tập trung tái cơ cấu 3 lĩnh vực : đầu tư công; hệ thống ngân hàng thương mại và tập đoàn tổng công ty nhà nước. Trong quá trình thực hiện các chính sách và giải pháp mà Chính phủ đã đề ra sẽ có tác động làm tăng tổng cấu và phân bố lại nguồn lực. Đây là cơ hội mà các doanh nghiệp cần nắm bắt để xây dựng một chiến lược kinh doanh mới.

+ Thứ nhất: Thị trường sẽ diễn ra quá trình tự điều chỉnh; thị phần sẽ được phân chia lại. Đây là cơ hội cho những doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị phần, tăng đầu tư với chi phí rẻ.Kinh nghiệm cho thấy sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế, sau cái hoạ đều có cái phúc cho những người biết nắm được thời cơ. Ngay cả thị trường BĐS, trong bối cảnh ảm đạm hiện nay cũng đang mở ra cái phúc như vậy; chứ không chỉ có hoạ.

  + Thứ hai: Với lạm phát kỳ vọng 6-7% và tỷ giá VND/USD ổn định ở biên độ 2-3% trong năm 2013 sẽ  tạo điều kiện quan trọng cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển thị trường và tính toán cho các mục tiêu trung hạn. Bên cạnh đó, trên cơ sở định hướng tái cơ cấu nền kinh tế theo Đề án của Chính phủ đến năm 2020, doanh nghiệp có điều kiện hơn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn của mình.

 + Thứ ba: Chắc chắn trong các năm 2013-2014 sẽ diễn ra quá trình tái cơ cấu thị trường “ nghiệt ngã”, trong đó có thị trường lao động. Đây là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực;thu hút đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.   

     Tóm lại, năm 2013 nền kinh tế Việt nam đan xen thách thức và cơ hội cả vĩ mô và vi mô. Các khó khăn như sức mua giảm; hàng tồn kho, nợ xấu tăng; lãi suất cao; doanh nhiệp thiếu vốn.. sẽ được cải thiện hơn so với  năm 2012. Nhưng đây cũng là thời kỳ mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp năm bắt cơ hội để tái cơ cấu và phát triển bển vững. Thị trường sẽ lành mạnh hơn. Mặc dù 6 tháng đầu 2013, kinh tế tuy tăng trưởng chậm ( GDP tăng 4,90%), nhưng dự báo cả năm sẽ tăng khoảng 5,5% và CPI khoảng 6-7%  là tiền  đề quan trọng để có tốc độ tăng trưởng cao hơn trong năm 2014.


Ông Đặng Bảo Khánh - TGĐ SeABank chia sẻ tham luận

Ông Đặng Bảo Khánh – Tổng Giám đốc Ngân hàng SeABank: Hiện nay, chúng ta có nghịch cảnh là ngân hàng tăng trưởng rất tốt nhưng cho vay ra thì gặp khó khăn. Ngân hàng và doanh nghiệp nên mạnh dạn tái cơ cấu. Nếu không thể tái cơ cấu được cũng nên chọn giải pháp dứt khoát, xử lý khoản vay càng sớm càng tốt, chọn một giải pháp mới, trở thành doanh nghiệp mới, không nên để tiền mất như vậy, để tạo lịch sử “sạch” cho doanh nghiệp. SeABank có cung cấp gói tín dụng ngắn hạn và dài hạn, trong đó cũng còn khoảng 1800 tỷ, lãi suất 6% dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh lành mạnh, có lịch sử kinh doanh tốt. Và thêm chương trình lãi suất 9,9%, được tài trợ lãi suất cùng với ngân hàng nhà nước (3 tháng). Ngân hàng cũng xin lắng nghe các mức lãi suất mà doanh nghiệp mong muốn.

Một trong những thông tin quan trọng được Ông Đặng Bảo Khánh trình bày tại hội thảo này là một số giải pháp tài chính mà SeABank đang cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: gói tài trợ vốn lưu động ưu đãi trị giá 2.000 tỷ VND kéo dài đến hết ngày 31/12/2013 với lãi suất ưu đãi từ 9.9%năm, gói ưu đãi giao dịch tài khoản SeAPlus giảm 50% các mức phí chuyển tiền trong nước, chương trình giờ vàng SME áp dụng mức phí chuyển tiền trong nước từ 8.000VND đến 12.000VND/món đối với các giao dịch giá trị nhỏ và nhiều chính sách ưu đãi khác dành cho doanh nghiệp. 


TS. Đinh Thế Hiển chia sẻ tham luận

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển: Nhận định tình hình kinh tế: Dựa trên thống kê và quan sát của một số công ty niêm yết và công ty cổ phần với tiêu chuẩn chọn :

- Công ty CP có quy mô vừa trở lên; Kinh doanh có lợi nhuận. Hoạt động tập trung trong ngành hoặc bóc tách được phần kinh doanh ngành.

- Tỷ lệ ở nhóm ngành CN và TMDV khá tốt trong khi nhóm ngành Xây dựng, Bất động sản và Thuỷ sản lại suy giảm trong các năm gần đây khiến cho các công ty nhóm ngành này gặp nhiều khó khăn khi vốn vay ngân hàng bị thu hẹp và lãi suất tăng cao.

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Vốn điều lệ: Tỷ lệ có xu hướng tăng cho thấy các công ty có sự tích cực. Ngoai trừ ngành Bất động sản có xu hướng giảm mạnh trong 3 năm gần đây do lợi nhuận suy giảm nhưng vẫn cần phát hành tăng Vốn điều lệ.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư ROI: ROI các năm của các nhóm ngành tỷ lệ nghịch với lãi suất cho vay. Trong đó ngành Xây dựng, Bất động sản chịu tác động mạnh nhất. Ngành Thuỷ sản biến động khá mạnh theo xu thế giảm do phụ thuộc vào thị trường thế giới.

- Trong 2 năm 2012 và 2013 các nhóm ngành Xây dựng, Bất động sản và Thuỷ Sản có ROI giảm rất mạnh. Nhóm ngành Công nghiệp và Thương mại dịch vụ vẫn có ROI khá tốt, trong đó nhóm ngành Công nghiệp có xu thế tăng trong năm 2013 còn ngành Thương mại dịch vụ lại có mức giảm khá mạnh.

- Triển vọng kinh Doanh nhóm ngành 2013:

  + Bán lẻ, Ngân hàng, Y tế, Truyền thông, xây dựng, hoá chất là các ngành có sức thu hút nhà đầu tư nước ngoài do P/E còn khá thấp so với Thái Lan.


- Quản trị hiệu quả nguồn vốn:

  + Sử dụng vốn đảm bảo tính bền vững phát triển, không tìm lợi nhuận cao ngắn hạn nhưng làm giảm nguồn lực phát triển của công ty. An toàn về cấu trúc tài chính, vốn chủ sơ hữu trên tổng vốn không thấp hơn 50%

  + Phải bảo đảm trạng thái dòng tiền dương trong mọi kỳ kinh doanh. Duy trì lượng tiền mặt và tiền gửi NH lớn hơn nhu cầu chi thường xuyên 2 tháng. Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh hàng năm phải bằng tối thiểu 20% so với nợ dài hạn tài chính. Không đầu tư quá 30% vốn chủ sở hữu của công ty vào dự án mới.

Phần bốc thăm may mắn:

Ngân hàng SeABank giành 05 phần quà cho khách hàng Doanh nghiệp tham dự Hội thảo

Sau khi mời các diễn giả đại diện rút 5 danh thiếp may mắn, Ông Hoàng Công Tuấn – GĐ truyền thông SeABank công bố danh sách doanh nghiệp may mắn:


1. Ông Nguyễn Hồng Phúc – Chánh Văn Phòng Hội Mỹ Nghệ và chế biến Gỗ TP.HCM
2. Ông Trần Quốc Tâm – GĐ Công ty CP Kỷ Thuật Đông Lam
3. Bà Lương Thị Sao Băng - TGĐ Công ty Bảo vệ chuyên nghiệp 007
4. Bà Đặng Thị Hoàng Anh – P.Phòng Tài Chính kế toán Công ty CN Sài Gòn
5. Bà Đinh Thị Thu Hải – GĐ LAED
 

Đại diện 5 doanh nghiệp nhận quà tặng may mắn của SeABank

PHẦN HỎI ĐÁP

Anh Phùng Chu Cường- TGĐ Công ty CP Địa Ốc Phú Cường: Làm thế nào kích cầu chung tổng thể nền kinh tế?

TS. Trần Du Lịch: Dự kiến năm nay mức tín dụng tăng 12%, thành lập công ty mua bán nợ. Chi tiêu chính phủ đang tháo gỡ dưới hình thức phát hành trái phiếu, kích cầu tiêu dùng, khi có thị trường thì mới kích cầu doanh nghiệp. Vấn đề của chúng ta là thị trường, nhiều năm qua tổng cầu giảm khá mạnh.

Ông Hàng Vay Chi - Phó CT Hiệp hội DN Tp.HCM:  phát biểu bế mạc Hội thảo và cảm ơn chuyên gia kinh tế cùng Doanh nghiệp tham dự.
Laisuat.vn 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi