Phó Thủ tướng: Tính tới cho phá sản thí điểm ngân hàng

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
23/10/2016 8:46:28 SA
BẢO TRỢ

Phó Thủ tướng: Tính tới cho phá sản thí điểm ngân hàng

Trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thời gian tới, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, sẽ mạnh dạn nghiên cứu thí điểm cho phép phá sản một ngân hàng nào đó trên nguyên tắc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền và không để xảy ra hiệu ứng "domino", thay vì mua lại ngân hàng giá 0 đồng như vừa qua

Phát biểu thảo luận tại phiên họp tổ bàn về Đề án tái cơ cấu nền kinh tế 2016-2020 diễn ra sáng nay (22/10), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh) đặt vấn đề, có hay không việc dùng nguồn lực Nhà nước để xử lý nợ xấu?

Theo đó, ông cho rằng, không nên lẫn lộn giữa sử dụng "ngân sách Nhà nước" và sử dụng "nguồn lực Nhà nước" trong vấn đề xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Vấn đề cân nhắc trong thời gian tới là có nên sử dụng ngân sách Nhà nước hay không, còn về nguồn lực Nhà nước thì trên thực tế đã dùng đến.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tính tới cho phá sản thí điểm ngân hàng

Lãnh đạo Chính phủ lấy dẫn chứng về phương án xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro tại các ngân hàng thương mại. Trong 100 đồng mà các ngân hàng sử dụng để trích lập dự phòng rủi ro thì có tới 25 đồng là tiền thuế nhẽ ra phải nộp cho Nhà nước. Đây chính là một cách gián tiếp Nhà nước hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng, hay nói cách khác là đã dùng 25 đồng nguồn lực Nhà nước trong xử lý nợ xấu.

Trong trường hợp chuyển nợ xấu sang cho Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Phó Thủ tướng cho biết, với việc cho VAMC cơ chế phát hành trái phiếu đặc biệt và vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước với lãi suất chỉ 3% (trong khi lãi suất vay thông thường là 7-8%), như vậy, cũng chính là đang dùng nguồn lực Nhà nước hỗ trợ xử lý nợ xấu.

"Cho nên đừng nghĩ chỉ dùng kỹ thuật là xử lý được nợ xấu", Phó Thủ tướng bình luận và cho biết thêm: "Lần này chúng ta khẳng định rằng có thể sử dụng nguồn lực của Nhà nước lớn hơn để xử lý nợ xấu".

Các nguồn lực mạnh hơn mà Phó Thủ tướng đề cập, bao gồm công cụ tái cấp vốn, lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, sử dụng bảo hiểm tiền gửi... Và thậm chí, theo ông, đó là mạnh dạn nghiên cứu thí điểm cho phép phá sản một ngân hàng nào đó trên nguyên tắc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền và không để xảy ra hiệu ứng "donimo". Nếu đạt được những điều kiện trên thì có thể cho ngân hàng đó "đổ vỡ".

Theo Phó Thủ tướng, nếu mạnh dạn làm được như vậy thì sẽ có tác dụng "cảnh tỉnh" hơn nhiều so với việc cứ cho thành lập ngân hàng cổ phần, hoạt động yếu kém, rồi nhà nước phải mua lại 0 đồng như hiện nay. "Có Nhà nước đứng ra lo thì ai chả muốn làm!".
"Như vậy, với những ngân hàng còn có thể phục hồi được thì gọi là tái cơ cấu, còn với những ngân hàng không phục hồi được thì chúng ta gọi là xử lý ngân hàng yếu kém", Phó Thủ tướng cắt nghĩa.

Vấn đề này cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra tại cuộc thảo luận. Người đứng đầu chính phủ khẳng định, muốn tái cơ cấu nền kinh tế thành công thì cần phải có nguồn lực thực hiện. Đơn cử nợ xấu đang rất lớn, muốn giải quyết thì "phải bỏ tiền bạc ra, theo quy luật biện chứng thì vật chất giải quyết vật chất, không chỉ nói miệng là được".

Trước đó, trao đổi với báo chí bên lề hành lang Quốc hội ngày 21/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (đại biểu tỉnh Ninh Bình) cũng đưa ra nhận định, việc đảm bảo an toàn hệ thống là cần thiết, Chính phủ đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, nhưng những ngân hàng bê bết quá thì không thể để tồn tại được.

"Bết bát quá thì cứu mãi sao được! Người dân và xã hội cần ồn định, thị trường cần minh bạch mà mình cứ chạy theo các ngân hàng yếu kém là thiếu minh bạch", theo Bộ trưởng Dũng.

Trước đó, trong tờ trình Quốc hội về đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Chính phủ cho biết, trong một số ít trường hợp có khả năng sẽ sử dụng một số nguồn lực Nhà nước nhất định để thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Trong giai đoạn 2017-2018 có thể sẽ áp dụng các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém.
 
Theo Dân Trí
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi