Ngân hàng vẫn là kỳ vọng lớn

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/04/2016 10:40:02 SA
BẢO TRỢ

Ngân hàng vẫn là kỳ vọng lớn

Laisuat.vn - Mong chờ cuộc thay đổi mạnh mẽ của ngành ngân hàng trong năm 2012 là mối quan tâm của dư luận, bởi trước Tết đã có hàng loạt những tuyên bố của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) tái cấu trúc và chính sách mới sẽ được tung ra.

Vì vậy mà những tháng đầu năm  người ta chứng kiến cảnh im lặng kỳ lạ của ngân hàng trong việc triển kế kế hoạch kinh doanh, câu giải thích gần như giống nhau “chờ chính sách mới của NHNN”.

Chính sách mới

Rồi chính sách mới cũng đã ban hành vào tuần cuối tháng 2. Theo đó ngân hàng được phân chia làm 4 nhóm ứng với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng: nhóm 1 & 2 tăng trưởng tín dụng từ 17%-15% ; nhóm 3 tăng trưởng tín dụng từ 8%; nhóm 4 không được tăng trưởng tín dụng. Ngay tức thì không ít ngân hàng thuộc nhóm 1&2 tận dụng cơ hội quảng bá hạn mức tín dụng và các kế hoạch cũng như kế hoạch cho vay.

Sau khi công bố phân nhóm dư luận cũng chú ý vào nhóm 4 các ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn, họ không chỉ bị hạn chế tối đa tín dụng mà còn đối mặt với nguy cơ phải sáp nhập tự nguyện hoặc bắt buộc. Tuy nhiên danh tính của nhóm này đến nay vẫn là một ẩn số. Cũng trong trung tuần tháng 2 dư luận ồn ào về việc thương vụ Sacombank với những tuyên bố đình đám của “chủ mới” là Eximbank. Ngoài ra đến đầu tháng 3 vẫn chưa có cuộc sáp nhập và mua lại ngân hàng nào được công bố chính thức. Như vậy cuộc “hợp nhất” tốt đẹp của Ficombank – Tinnghiabank & SCB vẫn là động thái mạnh mẽ đầu tiên trong lộ trình tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam. 

Lãi suất huy động trung tuần tháng 3/2012 giảm tối đa còn 13%/năm

Theo Cổng thông tin ngân hàng Laisuat.vn thì từ giữa tháng 2 đã có một số ngân hàng giảm lãi suất huy động từ kỳ hạn 6 trở đi xuống dưới 14% xung quanh 12,5% đến 13,5%, các ngân hàng cho biết sau khi “tự” hạ lãi suất thì biến động lượng tiền cũng không đáng kể. Trong khi lạm phát đã tỏ rõ dấu hiệu giảm dần, ngày 13 tháng 3 theo yêu cầu trước đó của Thủ Tướng thì NHNN đã công bố chính thức hạ lãi suất huy động xuống 1%/ năm. Như vậy lãi suất huy động cao nhất sẽ là 13%/ năm. Phát biểu trong buổi họp báo công bố Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói “nếu như lãi suất vay năm 2011 là 17% -19% thì nay lãi suất huy động hạ 1% thì lãi suất vay cũng xuống 16%-17%. Tuy nhiên mức lãi suất cho vay sẽ ở mức 14,5% - 15% “.

Theo TS. Cao Sỹ Kiêm nguyên Thống Đốc ngân hàng nhà nước “Trước mắt chưa bỏ được trần lãi suất, nhưng dứt khoát trần lãi suất phải được loại bỏ, cả trần lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay. Nếu chưa bỏ được trần chưa bỏ được cả hai vào thời điểm này thì nên bỏ trần lãi suất huy động trước, bỏ trần lãi suất cho vay sau. Tôi cho rằng, nếu quý III, quý IV, xuất hiện yếu tố mới thì có thể xem xét bỏ trần lãi suất".

Biểu lãi suất huy động trung bình tháng 3/2012

Ảnh hưởng của lãi suất

Theo tổng kết của VCCI thì cuối năm 2011 đã có 60.000 doanh nghiệp đã ngưng hoạt động, theo số liệu của Hiệp Hội DN TP.HCM thì trên địa bàn TP trong 2 tháng đầu năm 2012 đã có thêm 3000DN ngưng hoạt động nâng tổng số DN ngưng hoạt động lên con số 10.000 DN. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả này nhưng nguyên nhân không kém phần quan trọng là các DN không thể  tiếp vốn vay từ ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo TS Đỗ Thị Loan, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, lãi suất vay ngân hàng hiện từ 22 - 23%/năm là quá cao, DN rất khó tiếp cận vốn. Đứng trước những khó khăn đa chiều do ảnh hưởng của cuộc khủng hoản kinh tế, lạm phát trong nước cao kéo dài khiến bộ phận không nhỏ doanh nghiệp Việt Nam  thật sự đuối sức.

Việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cũng lắm kiểu nhiều chiêu khi mà nguồn cầu cao bội phần cung. Mặc dù năm 2011 Thống đốc yêu cầu các ngân hàng cho vay với mức lãi suất 17-19% nhưng theo ông Nguyễn Trọng Hạnh - phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM “ngân hàng thường dùng chiêu ký hợp đồng tín dụng cho DN vay lãi suất 14%/năm, nhưng sau đó buộc DN ký một hợp đồng khác cho NH vay ngược lại một khoản nào đó với lãi suất chỉ 5-7%. Vay với lãi suất cao, cho vay lại với lãi suất thấp, thực chất DN phải trả lãi suất rất cao” (tại hội nghị “Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ DN đầu năm” do Hiệp hội DN TP.HCM tổ chức ngày 13-3). 

Do đó nếu lãi suất cho vay mà DN tiếp cận được ở mức 14.5% như Thống đốc công bố thì là tin tốt lành nhất từ đầu năm. Tuy nhiên vẫn như bao lần trước vẫn phải dựa vào thực tế mới biết được các ngân hàng thực thi thế nào trong hạn mức tín dụng hạn hẹp.

Vương Nguyễn
 

Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi