Những sự kiện tài chính năm 2012 và dự đoán 2013

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/04/2016 10:40:02 SA
BẢO TRỢ

Những sự kiện tài chính năm 2012 và dự đoán 2013

Laisuat.vn - Ngân hàng Việt Nam năm 2012 được xem là một năm “sóng gió” với những sự kiện được xem chưa từng có gây tác động lớn đến thị trường vốn như sự kiện bắt bầu Kiên, sáp nhập, đóng băng tín dụng, nợ xấu, đổi chủ…

1. Tuyên bố của Thống đốc

Khẳng định thực hiện đồng thời 3 mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng và ổn định tỷ giá là bất khả thi, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khiêm tốn cho rằng nếu làm được việc này chỉ xin nhận một nửa giải Nobel.

"Tôi là người rất lạc quan, luôn nghĩ rằng chúng ta làm sao lấy lại niềm tin thị trường. Nhưng qua trình bày của Thống đốc, niềm tin, lạc quan của tôi giảm đi", đại biểu Trần Du Lịch thẳng tính nói trong buổi chất vấn Thống đốc Bình.

Bình luận có phần chua chát của đại biểu Lịch xuất phát từ những nhận định, số liệu về tình hình nợ xấu ngân hàng được Thống đốc đưa ra xuyên suốt phiên chất vấn có vẻ hồng hào quá. “Thống đốc trả lời cho tôi cũng như các đại biểu khác thì dường như vấn đề không nghiêm trọng như vậy. Vậy, tại sao chúng ta lại đặt vấn đề nghiêm trọng, đặt cả vấn đề lập công ty mua bán nợ, Thống đốc bảo chúng ta không giải quyết được mà cần cả hệ thống chính trị. Thống đốc nói rõ vấn đề có nghiêm trọng không? Có ảnh hưởng đến hệ thống không? Nó ảnh hưởng đến vấn đề hấp thụ vốn nền kinh tế không nếu ta chậm

2. Tái cơ cấu ngành ngân hàng

Năm 2012, NHNN thực hiện thanh tra toàn diện với 32 TCTD, bên cạnh việc tăng cường giám sát hoạt động của các TCTD. Trước đó năm 2011, 09 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu thì đã có 03 ngân hàng hợp nhất trong năm 2011 là SCB – Ficombank – Tin Nghia Bank.

Ngày 28/8/2012  sáp nhập thành công Habubank vào SHB. Đến nay, hoạt động của SHB đã dần đi vào ổn định sau khi công bố khoảng lỗ hơn 1.100 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Ngân hàng TienPhongBank cũng đã tự tái cơ cấu thành công hồi tháng 6/2012 sau khi tập đoàn DOJI chi tiền mua lại 20% cổ phần. Đến những ngày cuối cùng của năm 2012, ngân hàng này đã công bố tăng vốn điều lệ lên 5.550 tỷ đồng. Trong khi đó vẫn còn 4 ngân hàng là Navibank, GPBank, TRUSTBank, Westernbank chưa công khai phương án tái cơ cấu. Tuy nhiên, cũng xuất hiện một vài thông tin về việc Navibank sẽ tự tái cơ cấu còn WesternBank sẽ được bán cho PVFC...

Nếu như điểm sáng đạt được trong năm 2012 chính là lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo thì những biến động trên đã làm cho bức tranh tài chính năm 2012 gần như toàn màu xám, và bức tranh này được nhiều chuyên gia kinh tế dự báo sẽ kéo sang 2 quý đầu năm 2013.

3. Tăng trưởng tín dụng đạt từ 5-5.5%

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. So với mức trung bình của 10 năm trở lại đây (đạt 28%), thì tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ bằng 15%.

Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu...

Trong cơ cấu tín dụng, dư nợ bất động sản chiếm tới hơn một nửa,  khoảng 1,5 triệu tỷ đồng.

4. Nợ xấu tăng cao, lợi nhuận ngân hàng giảm

Trong phiên họp chiều ngày 27/12,  chưa đưa ra thống kê mới nhất về quy mô nợ xấu tính đến tháng 12, Thống đốc tiếp tục dẫn chứng số liệu đến tháng 10 là 8,82%.

Nợ xấu tập trung ở nhóm các ngân hàng thương mại với 95,5% tổng nợ xấu của các TCTD trong nước.

Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa cũng cho rằng các ngân hàng đã sẵn sàng hy sinh ngắn hạn trong việc giảm lợi nhuận để tăng dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu. "Đến nay các ngân hàng đã tự xử lý được 39.000 tỷ nợ xấu. Theo báo cáo gần đây cảu các NHTM thì lợi nhuận trong năm 2012 giảm mạnh, trong đó ngân hàng Á Châu do tác động của nhiều sự cố từ ban điều hành cùng với sự suy giảm kinh tế từ thị trường đã làm cho ngân hàng phải chóng chọi với rất nhiều khó khăn trong đó riêng khoảng lỗ về kinh doanh vàng đã là 1.700 tỷ đồng.

Biểu đồ thống kê lãi suất trung bình cả năm 2012. Nguồn Laisuat.vn

5. Lãi suất huy động về mức 8%/năm

13,025 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày, với lãi suất 8%/năm ) là lượng tiền mà NHNN bơm ra thông qua thị trường mở (OMO) trong ngày 22/8, tức hai ngày sau khi bầu Kiên (nguyên là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB) bị bắt. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay qua đêm đã tăng vọt lên 8-8.5%/năm, từ mức 4.5-4,7%/năm vào ngày trước đó; lãi suất kỳ hạn 1 tuần tăng lên 8-8.5%/năm, từ mức 4.8-5%/năm phiên trước đó. Tổng cộng trong 2 ngày 21 và 22/8 số tiền mà Ngân hàng Nhà nước bơm ra là 18,025 tỷ đồng.

Cũng trong ngày 22/8, khách hàng đã rút tổng cộng 5,000 tỷ đồng khỏi ngân hàng ACB theo công bố của ông Đỗ Minh Toàn - Phó tổng giám đốc ACB với báo giới.

Ngày 24-12, trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn chính thức giảm xuống 8%/năm và trần lãi suất cho vay 4 lĩnh vực ưu tiên còn 12%/năm.

Các lãi suất tái cấp vốn cũng giảm từ 10%/năm xuống 9%/năm, tái chiết khấu từ 8%/năm xuống 7%/năm, cho vay qua đêm trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NHTM từ 11%/năm xuống 10%/năm. Đây là lần giảm lãi suất cuối cùng trong năm 2012, lãi suất huy động giảm, tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD giảm lãi suất vay.

Gia đình ông Đặng Văn Thành rời khỏi Sacombank

6.   Mua bán đổi chủ

HĐQT của ngân hàng Sacombank thay đổi hoàn toàn, trong đó có 4 người mới đến từ ngân hàng Phương Nam. Ban Giám đốc bổ nhiệm mới 11 phó TGĐ và 1 Tổng giám đốc. Người đại diện theo pháp luật chuyển từ ông Đặng Văn Thành sang ông Phan Huy Khang. Một loạt các cổ đông cá nhân và tổ chức của Sacombank thoái vốn hoàn toàn khỏi nhà băng này. Những ngày cuối năm, con của phó chủ tịch HĐQT Trầm Bê tiếp tục thoái toàn bộ 48 triệu cổ phần tức 4,93% tại Sacombank.

Tại TienPhongBank, sau khi gia đình họ Đỗ mua lại 20% cổ phần của ngân hàng, trở thành cổ đông lớn thì ông Đỗ Minh Phú, chủ tịch DOJI cũng lên làm chủ tịch TienPhongBank. Phó chủ tịch ngân hàng hiện là người em Đỗ Anh Tú.

Ngoài ra, còn một số ngân hàng thay đổi cơ cấu cổ đông lớn như Vietcombank bán 15% cổ phần cho Mizuho của Nhật thu về 11.800 tỷ; ACB thoái vốn khỏi Eximbank và KienLongBank thu về 4.500 tỷ...

Vào ngày 27/12/2012 ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) đã công bố bán 20% cổ phần có giá trị 15,465 tỷ đồng cho nhà đầu tư chiến lược là ngân hàng Tokyo – Mitsubishi UFJ Nhật Bản

7.  Những vụ vi phạm trong điều hành- quản lý đầu tư ngân hàng

Rúng động thị trường năm 2012 là vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên phó phòng quản lý rủi ro của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, cùng đồng phạm. Vụ án đã kết thúc điều tra với 17 bị can bị khởi tố. Có nhiều ngân hàng đã bị Huỳnh Thị Huyền Như vay tiền và gây thiệt hại nghiêm trọng. Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) bị chiếm đoạt 1,600 tỷ đồng nhưng hiện đã được hoàn trả lại toàn bộ số tiền, ACB bị chiếm đoạt 719 tỷ đồng, TienPhongBank 550 tỷ đồng, Nam Việt (NVB) 200 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Kiên

Tiếp đến là vụ nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên,, nguyên TGĐ Lý Xuân Hải, nguyên chủ tịch Trần Xuân Giá và 3 nguyên phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang của ACB bị khởi tố hồi tháng 8 và tháng 9 do cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng.

Vụ việc công ty cho thuê tài chính II thuộc Agribank gây thất thoát 3.600 tỷ đồng bị phanh phui hồi năm ngoái và hiện vẫn còn nợ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hơn 1.000 tỷ đồng, cùng với nhiều vụ điều tra, khởi tố, xét xử các cán bộ nhân viên của nhà băng này cũng là sự việc thu hút sự chú ý trong năm nay.

8.  5 thương hiệu vàng miếng không còn trên thị trường

Bao gồm vàng AJC hay AAA của Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam; vàng ACB của Ngân hàng Á Châu; vàng Thần Tài (Sacombank SBJ) của Công ty Vàng bạc đá quý Sacombank; vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu; vàng Phượng Hoàng PNJ-DAB của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Ngân hàng Đông Á (DAB).

Như vậy, hiện tại chỉ có duy nhất một thương hiệu vàng miếng tại Việt Nam là SJC. Cụ thể, theo Nghị định 24 của Chính phủ, từ ngày 25/5 trở đi, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Do thị phần SJC trên thị trường cao nên để tiết kiệm chi phí NHNN quyết định chọn SJC là thương hiệu vàng miếng của Nhà nước.

Liên quan đến vấn đề tất toán vàng, vào cuối tháng 10/2012 vừa qua, NHNN đã có văn bản số 7019/NHNN-QLNH yêu cầu các tổ chức tín dụng còn số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng chấm dứt phát hành chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng đến hết ngày 24/11/2012; và thời gian đáo hạn của các chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng được phát hành mới không vượt quá ngày 30/06/2013.

Ngày 28/12/2012, NHNN quyết định cấp phép cho 17 TCTD và 14 doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện, hồ sơ thủ tục quy định tại Nghị định 24 ngày 3/4/2012 về quản lý thị trường vàng và Thông tư 16 ngày 25/5/2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định 24, trong đó quy định cụ thể về hồ sơ đề nghị về việc cấp Giấy  phép kinh doanh mua, bán vàng miếng của TCTD, doanh nghiệp và quy định thủ tục, trình tự cấp Giấy  phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Theo đó, các TCTD và doanh nghiệp này có 2.456 điểm giao dịch  mua, bán vàng miếng ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ngoài ra, trong năm 2012 này, NHNN cũng áp dụng chính sách độc quyền vàng miếng, chọn thương hiệu SJC là thương hiệu vàng Quốc gia. SJC là đơn vị duy nhất được phép dập, gia công vàng miếng.

Các đơn vị muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng nhiều điều kiện như: vốn trên 100 tỷ, hoạt động kinh doanh vàng trên 2 năm, có chi nhánh, điểm bán hàng tại 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, nộp thuế trên 500 triệu đồng/năm trong 2 năm liên tiếp gần nhất…

Dự đoán kinh tế 2013

Trong một nghiên cứu của nhóm tác giả: Trần Đình Thiên, Bùi Trinh, Phạm Sỹ An và Nguyễn Việt Phong thuộc Viện Kinh tế Việt Nam, bức tranh kinh tế năm 2013 được dự đoán vẫn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn và lạm phát, do đó khuyến nghị đưa ra là không nên đặt mục tiêu tăng trưởng cao, mà cần tập trung nguồn lực tái cơ cấu nền kinh tế.

Các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần xem năm 2013 là năm bản lề cho những năm kế tiếp nên cần tập trung duy trì ổn định vĩ mô, giữ tăng trưởng ổn định.

Theo Bộ phận nghiên cứu Ngân hàng HSBC dự báo, năm 2013 nhiều khả năng sẽ là một năm tươi sáng trong bối cảnh nhu cầu nội địa cũng như quốc tế đang cải thiện. Những nỗ lực cải tổ gần đây của Việt Nam đã có những kết quả ban đầu. Theo dự báo của HSBC thì có khả năng năm 2013 tỷ giá USD sẽ ở mức 21.500đ.

Dung Hạ tổng hợp
 

Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi