Vay tín chấp có “ngon ăn”?

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/04/2016 10:39:59 SA
BẢO TRỢ

Vay tín chấp có “ngon ăn”?

Laisuat.vn - Vay tín chấp - vay không cần thế chấp, không cần chứng minh thu nhập, không cần bảo lãnh… những tưởng rất “ngon ăn” nhưng trên thực tế, nó là cái “bẫy” cho người nhẹ dạ.

Khó khăn về tài chính khiến nhiều người tin vào lời mời hấp dẫn của các tổ chức tài chính, các mối tín dụng đen về một giải pháp vay tiền “dễ dãi”. Tuy nhiên, nếu nhẩm tính kỹ, giải pháp này có thể khiến người vay không thể thoát khỏi “bẫy” nợ nần.

Dễ như đi vay tiền
 
Đáp ứng nhu cầu “vay nóng” ngày một nhiều, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính mọc lên như “nấm sau mưa”.
 
Dạo quanh Hà Nội, không khó để tìm thấy những lời mời hấp dẫn về các chương trình hỗ trợ tín dụng chình ình trên tường hay rải đầy dưới đất thông qua các tờ quảng cáo.
 
Theo lời quảng cáo của các tổ chức này, việc vay tiền dường như chưa bao giờ dễ dàng đến vậy: không cần thế chấp, không cần chứng minh thu nhập, không cần bảo lãnh. Đặc biệt, với đối tượng là sinh viên, sẽ có các gói hỗ trợ tín dụng 5-10 triệu đồng. Hạn mức cho vay có thể lên đến 500 triệu đồng.
 

Việc vay tiền không còn quá khó, chỉ cần nhấc điện thoại và gọi
 
Theo hướng dẫn của nhân viên tín dụng một công ty bảo hiểm, thủ tục vay tín chấp thường rất đơn giản, gồm: Sổ hộ khẩu (hoặc sổ tạm trú KT3); chứng minh thư; bằng lái xe; hợp đồng lao động; bảng lương - xác nhận lương 2 tháng gần nhất; thẻ bảo hiểm y tế; một trong số các loại hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại (khớp với địa chỉ hộ khẩu); ảnh 3x4; cung cấp số điện thoại bàn hiện đang sử dụng. Tất cả các loại giấy tờ trên đều chỉ cần bản sao, không công chứng. Theo đó, công ty sẽ giải ngân trong vòng 3-5 ngày.
 
Quả thực, nếu như việc vay vốn tại các ngân hàng thường chặt chẽ và không dễ dàng thì với những điều kiện “mở” như tại đây, khách hàng chẳng khác nào “thượng đế”. Tuy nhiên, người xưa vẫn thường nói “dễ ăn dễ chết” quả không sai.
 
Theo lý giải của các công ty cho vay vốn, số tiền vay và thời hạn vay tùy vào khả năng thu nhập của người vay. Nếu thu nhập bình quân 6 triệu đồng/tháng, chỉ được vay tối đa 30 triệu đồng với lãi suất 1,8-2%, vay càng lớn thì lãi suất càng hạ. Thời gian vay ít nhất là 1 năm. Trường hợp người vay tất toán sớm hơn, sẽ bị phạt lỗi vi phạm hợp đồng, với mức lãi suất 2-4% của số gốc vay còn lại.
 
Nếu không tỉnh táo, người vay dễ mắc bẫy và tin vào mức lãi suất được cho là “thấp” chỉ 1,8-2%/tháng và thời gian đáo hạn dài tưởng là có lợi cho người vay. Tuy nhiên, nếu tính toán ra, với mức 2% tháng, có nghĩa là trong vòng 12 tháng, người vay sẽ phải chịu mức lãi suất 24% của số tiền gốc đã vay. Nếu là 2 năm thì số tiền lãi tương ứng sẽ là 48%, thời gian càng dài thì người vay càng bất lợi. Với mức lãi suất và quy định thời gian vay như vậy, có thể xếp giải pháp “cho vay tín chấp” vào nhóm lãi suất “cắt cổ”.
 
Không những thế, khi đã ký hợp đồng vay vốn, các tổ chức không khuyến khích được thu tiền vốn về trước hạn. Việc trả tiền trước hay quá hạn đều bị xếp vào mục… vi phạm, đều có ràng buộc về tài chính và chịu phạt theo mức lãi suất mà bên cho vay quy định.
 
Dễ vay, dễ chết
 
Thiếu 50 triệu đồng giúp bố mẹ dưới quê, chị Hồng Minh (Đống Đa, Hà Nội) hỏi vay vốn tại một công ty tài chính liên kết vốn với ngân hàng với lãi suất gần 2%/tháng, tương đương trên 20%/năm. Chị kể, vay kiểu này không cần thế chấp tài sản, chỉ cần photo chứng minh nhân dân, bảng lương, sổ hộ khẩu và một số giấy tờ khác, chỉ đợi 2-3 ngày là được giải ngân. Tính ra mỗi tháng, khách vay 50 triệu đồng phải trả khoảng 1,6 triệu đồng (nếu vay 4 năm) và hơn 2 triệu đồng (nếu vay 3 năm), đã tính cả gốc và lãi. Ngoài ra, không ít người chấp nhận chi thêm tiền để nhân viên công ty này “nâng lương” nhằm tăng số tiền vay. Tính ra, với khoản vay khoảng 50 triệu đồng trong vòng 4 năm, tổng số tiền cả gốc cả lãi người vay phải trả là gần 100 triệu đồng - gấp đôi số gốc. Tuy nhiên, chị Minh chấp nhận mức lãi suất này và đã có phương án bù đắp.
 
Mặc dù cạm bẫy từ dịch vụ cho vay tín chấp không khó để nhận biết, song do nhu cầu cần tiền cấp thiết, không phải ai cũng có đủ tỉnh táo để nhận ra như chị Minh.
 
Do cần tiền gấp, anh Nguyễn Hoài (Từ Liêm, Hà Nội) đã tìm đến chương trình “vay tín chấp” hỗ trợ vay tiêu dùng của một tổ chức tín dụng tại quận Cầu Giấy. Mức lãi suất ban đầu được đưa ra là 1,3%/tháng. Nếu vay 100 triệu đồng trong 3 năm, mỗi tháng anh Hoài phải trả mức lãi 1.300.000 đồng. Sau 1 tháng vay tín chấp, anh Hoài có tiền ngoài dự tính và đề nghị được thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, theo quy định của tổ chức tín dụng này, khách hàng sẽ phải chịu phạt bằng cách nộp hết lãi suất trong vòng 1 năm đầu. Trong trường hợp anh Hoài, muốn thanh lý hợp đồng sau 1 tháng vay, anh phải chịu mất thêm gần 16 triệu đồng tiền phạt.
 
“Với số gốc vay 100 triệu đồng, chỉ trong vòng 1 tháng tôi đã phải trả là 116 triệu đồng để được thoát nợ. Nếu để hết hạn 3 năm, số tiền lãi sẽ nhân lên thành 46,8%/100 triệu thì càng chết”, anh Hoài rùng mình.
 
Cũng rơi vào tình cảnh ngậm đắng nuốt cay vì không tỉnh táo khi lỡ vay tín chấp, anh Tiến (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã vay 20 triệu đồng mua xe, trả góp trong vòng 1 năm. Với mức lãi suất ban đầu là 25%/năm, tương đương với 5 triệu đồng tiền lãi/năm. Nếu chia theo tháng, mỗi tháng anh Tiến phải trả lãi gần 500.000 đồng, cộng với tiền gốc là hơn 1,6 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Tiến cho biết, sau 3 tháng trả nợ như phương án trên, công ty tài chính này có điều chỉnh tăng tiền trả nợ.
 
Bất ngờ vì bị tăng tiền lãi, anh Tiến gọi đến công ty cho vay thì được trả lời: Theo hợp đồng, cứ 3 tháng sẽ tính lại lãi vay theo thị trường.
 
Bức xúc, anh Tiến muốn tất toán sớm khoản vay trước thời hạn thì bị phạt thêm 2% trên giá trị tiền vay còn lại.
 
“Thượng đế mà chịu thiệt đủ đường”, anh Thành nói.
 
Ưu điểm của hình thức “vay nóng” hay “vay tín chấp” hỗ trợ tiêu dùng là giúp người có khó khăn về tài chính giải quyết được việc trước mắt, vượt qua những khó khăn tạm thời. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cảnh báo, hình thức “vay nóng” chỉ được xem là giải pháp tài chính khi khoản nợ được thanh toán đúng hạn. Nhưng do lãi suất cao, trong khi những người đi vay lại luôn trong tình trạng khó khăn về tài chính nên việc nợ chồng nợ là điều khó tránh khỏi và kết quả là khoản nợ vượt quá khả năng chi trả, dẫn đến lãi mẹ đẻ lãi con. Theo một kết quả thống kê, trên thực tế, có đến hơn 30% trong số các khoản “vay nóng” không được trả nợ đúng hạn. Vậy nên, trước khi quyết định “vay tiền” tiêu dùng, không có cách nào khác ngoài việc người vay cần tỉnh táo và phân tích những “cạm bẫy” có thể xảy ra.
 
Theo một chuyên gia, thực tế, cho vay tín chấp là một hình thức “nặng lãi”. Trong bối cảnh hiện nay, các tổ chức tín dụng không dại “nắm đằng lưỡi”, nên người đi vay cần cực kỳ cẩn trọng đối với các lời mời chào cho vay kiểu này. Đối với khoản vay phải trả lãi 35%/năm trở lên, khách nên cân nhắc. Ngược lại, mức lãi suất vay tín chấp, nếu chọn được dưới 20%/năm là tốt nhất.
 
Theo PetroTimes
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi