Không nên tính lãi vay và phạt chậm trả

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/04/2016 10:39:59 SA
BẢO TRỢ

Không nên tính lãi vay và phạt chậm trả

Laisuat.vn - "DN nợ ngân hàng, ngân hàng vẫn tính lãi và bị phạt nếu chậm trả. Trong khi đó, các chủ đầu tư nợ DN (chủ đầu tư hầu hết phụ thuộc vào vốn của Nhà nước) lại không tính lãi cho các DN, làm cho DN thêm khó khăn".

Ông Phạm Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) cho biết về những khó khăn mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp gặp phải trong quá trình hoạt động.
Ông Dũng nói:

Cienco1 có một số đơn vị thành viên là DNNN độc lập có tình hình tài chính xấu. Cụ thể là nợ ngân hàng có số dư cao, không thể trả lãi và gốc. Nguyên nhân là do các chủ đầu tư nợ DN và DN quản lý yếu kém, đấu thầu bỏ giá thấp nên dẫn đến không đủ chi phí hoạt động. Các DN này vẫn còn khá đông lao động và có máy móc thiết bị thi công. Để CPH được các DN này, phải xử lý tài chính bằng hình thức mua bán nợ.

Chủ trương của Chính phủ là giúp DNNN có đủ điều kiện CPH (đặc biệt là về tài chính), kể cả việc hỗ trợ các DN đã CPH. Nếu DN phá sản hoặc giải thể sẽ ảnh hưởng đến đời sống người lao động do mất việc làm, Nhà nước mất một lực lượng lao động có tay nghề đã được đào tạo…

DATC được quyền đàm phán, mua nợ với ngân hàng và các tổ chức, được giảm trừ trách nhiệm trả nợ toàn bộ phần nợ lãi và một phần nợ gốc phải trả tương ứng với phần âm vốn chủ sở hữu của DN đã tạo điều kiện cho tái cấu trúc DN trước khi cổ phần hóa và DN đã cổ phần hóa.

Tuy nhiên, có một vướng mắc rất lớn là bản thân DN nợ ngân hàng, ngân hàng vẫn tính lãi và bị phạt nếu chậm trả. Trong khi đó, các chủ đầu tư nợ DN (chủ đầu tư hầu hết phụ thuộc vào vốn của Nhà nước) lại không tính lãi cho các DN, làm cho DN thêm khó khăn.

Ngoài ra, khi thực hiện bán nợ cho DATC, DN phải bỏ ra một khoản tiền nhất định tương ứng với giá trị khoản mua của DATC với chủ nợ (thường là ngân hàng), khiến DN gặp khó khăn. Có ngân hàng không muốn bán nợ hoặc bán với giá rất cao nên DATC không thể mua được - thực chất là DN vẫn phải trả hoặc nợ DATC khoản mua này.

Bên cạnh đó, việc thực hiện mua bán nợ với ngân hàng chỉ được thực hiện khi DN không có khả năng trả nợ 2 - 3 năm trở lên, một số ít ngân hàng mới xem xét bán nợ. Như thế, thời gian quá dài, vì trong thời gian này, DN không được bảo lãnh vay vốn, có nghĩa là rất khó khăn trong sản xuất - kinh doanh.

Theo Báo Đầu tư

Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi