Cho vay chọn mặt gửi tiền

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/04/2016 10:39:59 SA
BẢO TRỢ

Cho vay chọn mặt gửi tiền

Laisuat.vn - Để đẩy vốn ra thị trường, cho vay tiêu dùng cá nhân là biện pháp được phần lớn khối ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện nhằm bảo toàn lợi ích.

Nhiều NH đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng

Ngàn tỷ đổ vay tiêu dùng

Các ngân hàng (NH) như: ACB, Tienphongbank, VPBank, Techcombank, ABBank... dù công bố rộng rãi những gói tín dụng ưu đãi với những chính sách hỗ trợ cụ thể, chương trình khuyến mãi... nhưng lãi suất vay bao nhiêu phần trăm và có bao nhiêu khách hàng tiếp cận được thì đến nay vẫn chưa đơn vị nào dám đưa ra con số chính xác.

Tuy nhiên, theo quan sát, dễ thấy mức vay tiêu dùng cá nhân hiện nay các NH đang áp dụng là vào khoảng 20-24%/năm và tùy theo nhu cầu vay, thời gian vay mà mỗi cá nhân sẽ có thể “chạm” được mức lãi suất theo thỏa thuận.

Nhiều người sẽ cho rằng, với tình hình hiện tại, việc NHTM đẩy mạnh vốn cho vay tiêu dùng cũng mang tính hình thức vì lãi suất quá cao sẽ không ai dám vay, thế nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Như chị Tú (nhân viên NH tại TP.HCM) chia sẻ, bản thân chị làm NH nhưng đến nay vẫn chưa có nhà ở. Do vậy, tranh thủ NH chị đang làm ưu đãi giảm lãi suất cho vay tiêu dùng cộng với giá bất động sản đang rẻ nên chị vẫn quyết định vay NH 300 triệu đồng để mua miếng đất nền 52m2 tại đường Lã Xuân Oai, quận 9 với giá 420 triệu đồng.

Chị Tú nói, với sự trượt giá của tiền đồng ở thời điểm này thì dù lãi suất có cao, vợ chồng chị vẫn có thể trả được. Nếu để vài năm nữa, khi tiền đồng mất giá hơn thì vài trăm triệu chị kiếm được lúc đó không thể mua đất như bây giờ. Trường hợp của chị Tú chỉ là một trong hàng trăm trường hợp của những người có thu nhập trung bình hiện nay.

Thêm một lý do để thấy việc cho vay tiêu dùng là kênh tín dụng hiệu quả gần đây, dù đưa ra khá nhiều điều kiện khắt khe và lãi suất cao, nhưng các NH liên tục triển khai nhiều chương trình dành hàng ngàn tỷ đồng cho vay tiêu dùng cá nhân thay vì đối tượng doanh nghiệp (DN).

Cụ thể, điều kiện SeABank đưa ra đối với nhu cầu vay mua nhà là phải có tài sản đảm bảo. Điều kiện cho vay mua nhà, căn hộ, chung cư, đất ở là phải hoàn tất giấy tờ sở hữu, quyền sử dụng hoặc đang trong giai đoạn hoàn thiện, chi phí sửa chữa (nếu có); và không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo...

Song, điều quan trọng SeaBank muốn nhấn mạnh trong chương trình là NH đang triển khai gói ưu đãi 1.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân vay mua, xây, sửa nhà theo sản phẩm SeAhome. Theo đó, khách hàng vay vốn được giảm lãi suất cho vay SeAHome lên tới 3% và miễn lãi 1 tháng đầu cho các khách hàng đăng ký vay vốn trong thời gian diễn ra chương trình.

Giải pháp an toàn

NH Nhà nước đã thành công khi ổn định thanh khoản, tạo ra nguồn tiền dư thừa trong hệ thống. Nhưng làm thế nào để đưa vốn vào nền kinh tế thì những biện pháp như: khống chế trần lãi suất tiền gửi, tiền vay, cho tổ chức tín dụng mua nợ xấu lẫn nhau, yêu cầu NHTM cho vay giá rẻ... vẫn chưa có tác dụng triệt để.

Theo lý giải của đại diện các NH, hiện nay Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp về chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ DN giảm bớt chi phí, hồi phục sản xuất, kinh doanh. Nhưng vấn đề quan trọng để cứu DN hiện nay là kích cầu tiêu dùng của người dân để giải phóng hàng tồn kho, giúp vòng quay vốn nhanh hơn, từ đó DN mới có thể phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Trong đó, các NHTM được xem là đơn vị trung gian giữ vai trò quan trọng trong kích cầu người tiêu dùng, đẩy mạnh cho vay cá nhân. Do vậy, việc các NHTM đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là có lý do chứ không phải vì kênh này được cho vay lãi suất cao.

Chống lạm phát thì buộc phải giảm tổng cầu nhưng việc thắt chặt tài khóa và tín dụng quá mức đã dẫn đến tình trạng tổng cầu toàn bộ nền kinh tế giảm sút quá mạnh. Từ đó, sức mua yếu thêm, hàng hóa không bán được, nợ xấu tăng và xuất hiện vòng luẩn quẩn: nợ xấu càng tăng, NH càng hạn chế cho vay, tín dụng bế tắc và DN phá sản. Vì thế, các NH đã chọn giải pháp an toàn nhất để đẩy tiền ra thị trường là cho vay tiêu dùng.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, hành động bơm vốn cho vay tiêu dùng thay vì cho vay sản xuất, kinh doanh của NH đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều theo kiểu “nước xa khó cứu lửa gần”. Nói như một chuyên gia kinh tế thì kinh tế khó khăn, hàng tồn đọng là có thật, việc giải quyết vấn đề hàng tồn kho cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn là mỗi tháng DN phải trả lãi NH, chi phí không đủ để bù lãi.

Như vậy, đợi đến khi có người mua được hàng rồi thì DN cũng không còn “sức sống” vì lãi chồng lãi. Thực tế hiện nay có rất nhiều DN muốn vay NH để trả dứt điểm phần nợ đã vay trước, nhưng để tiếp cận được mức lãi suất 13-14% như các NH công bố thì lại vướng điều kiện DN phải không tồn đọng nợ, điều này là rất khó. Đó là nguyên nhân vì sao nhiều DN đóng cửa, ngưng hoạt động.

Điều này đang được thực tế chứng minh khi hàng loạt chính sách mới được ban hành nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn chưa cao vì tính hiệu quả của chính sách chưa cao thì DN cũng chưa dám mở rộng sản xuất. Chính những chính sách chưa cụ thể, chưa rõ ràng và việc “chọn mặt gửi vốn” của NH đã phần nào đẩy DN vào hoàn cảnh ngừng hoạt động, hoặc tuyên bố phá sản. - Doanh nhân Sài Gòn

Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi