Khó cho vay trung, dài hạn

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/04/2016 10:39:59 SA
BẢO TRỢ

Khó cho vay trung, dài hạn

Laisuat.vn - Tín dụng 6 tháng đầu năm không đạt như kỳ vọng, nhưng để đẩy mạnh tăng trưởng, các NHTM chỉ mới tập trung cho vay tiêu dùng và ngắn hạn với hạn mức thấp.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) muốn được vay trung và dài hạn nhưng NHTM lại chưa yên tâm cho vay vì e ngại nợ xấu.

Nhận định về nhu cầu vốn của DN trong 8 tháng qua, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM, cho biết dù NH thông báo hạ lãi suất để hỗ trợ DN có nhu cầu vay vốn lưu động phục vụ kinh doanh, nhưng thực tế lãi vay chỉ giảm 1-2% đối với kỳ hạn ngắn, trong khi DN đang cần nguồn vốn trung và dài hạn lãi suất thấp để phục hồi sản xuất.

Hiện các NHTM nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn dành cho DN khoảng 11,5-12,8%/năm, còn nhóm NHTMCP khoảng 12-13%/năm. Tuy nhiên, DN tiếp cận nguồn vốn này thường phải chịu lãi suất cao hơn 1-2%. Như một DN sản xuất và xuất khẩu gỗ liên hệ với một NHTMCP để vay vốn trung hạn, được thông báo lãi suất 15%/năm với nhiều điều kiện xét duyệt khắt khe.

Hiện nay nhiều NHTM đang nỗ lực kéo giảm lãi suất vay, nhất là lãi suất vay trung và dài hạn bằng nhiều chương trình tín dụng ưu đãi từ 11-12%/năm, nhưng nguồn vốn này chỉ tập trung các DN có lợi nhuận và kết quả kinh doanh tốt.

Theo một chuyên gia NH, tín dụng trung và dài hạn là khoản cho vay đem lại lợi nhuận cao cho NH nhưng đi kèm với rủi ro cao, nên nhiều NH chỉ đưa ra cơ cấu tín dụng trung và dài hạn thích hợp, nguồn vốn này cũng vì vậy mà hạn chế.

Song song đó, người dân hiện vẫn chuộng gửi tiền kỳ hạn ngắn do lãi suất kỳ hạn dài không cao hơn và nếu thị trường tài chính có biến động  sẽ dễ dàng hơn khi rút tiền ra để đầu tư vào lĩnh vực khác. Nếu gửi trung và dài hạn, người gửi tiền đều thương lượng để được lãi suất cao hơn so với lãi suất NH công bố.

Từ những điều này các NHTM khó có được nguồn vốn huy động trung và dài hạn để ổn định cho vay kỳ hạn dài đối với DN. Vì thế, DN muốn vay trung và dài hạn phải chịu lãi suất khá cao, kèm theo điều kiện lãi suất thả nổi.

Để gia tăng vốn phục vụ DN, những tháng gần đây, các NHTM đã tăng cường các giải pháp kích thích người dân tham gia gửi tiền trung và dài hạn. Nếu 2 năm trước, lãi suất huy động VNĐ của các NHTM ở mức cao trong các kỳ hạn 1 tháng trở xuống và kỳ hạn dài lãi suất thấp hơn, hiện nay các NHTM đã giảm mạnh lãi suất kỳ hạn ngắn.

Theo NHNN, hiện lãi suất cho vay của các NHTM nhà nước kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 5-6,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng 6,5-7%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng 7,5-8%/năm. Cụ thể tại BIDV, lãi suất kỳ hạn 1 tháng 5%/năm, kỳ hạn 2 tháng 6%/năm, kỳ hạn 3-9 tháng 7%/năm, kỳ hạn 12-36 tháng 8%/năm. Tại Vietcombank, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng cũng ở mức 5%/năm, kỳ hạn 2 tháng 6,5%/năm, kỳ hạn 3 tháng 6,8%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng 7%/năm, kỳ hạn 12 tháng 7,5%/năm, kỳ hạn 24-60 tháng 7,75%/năm.

Các NHTMCP cũng đi theo xu hướng chung khi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng dao động 6,5-7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng 7-8%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng 8-9%/năm. Dù lãi thấp nhưng ghi nhận tại các NHTM, số người chuyển từ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài vẫn rất ít.

Theo ông Doãn Anh Tuấn, Giám đốc Phát triển kinh doanh khối DNNVV của VPBank, thời gian qua, ngoài việc hướng đến các đối tượng là DN lớn, các NH đều đẩy mạnh tín dụng dành cho khối DNNVV thông qua việc thành lập khối phát triển DNNVV, kênh phân phối sản phẩm dành riêng cho khách hàng này.

Tuy nhiên, đến nay NH thừa tiền và DN vẫn thiếu vốn đầu tư trung và dài hạn. Nguyên nhân, ngoài những tác động từ tổng cầu, đầu tư suy giảm kéo kinh doanh giảm, vấn đề quan trọng là còn bất cập trong xây dựng mối quan hệ giữa NH và DN.

Các NHTM luôn muốn DN cung cấp kịp thời, chính xác và trung thực thông tin cả tích cực và tiêu cực, để từ đó có giải pháp thích hợp hỗ trợ DN.

Trong khi đó, DN thường chỉ cung cấp thông tin tích cực, nên NH chỉ biết thông tin tiêu cực khi khách hàng ngừng hoặc không đủ khả năng trả nợ. Đây là lý do NH giảm hoặc dừng hạn mức cho vay đối với DN để giảm nợ xấu hoặc đưa lãi suất cao để bù lại rủi ro.

Theo Đầu tư tài chính
 

Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi