4 lời khuyên về cách viết CV xin việc bạn nên tránh
Có rất nhiều lời khuyên về cách viết CV xin việc làm trên internet
Tuy nhiên, có một số bí quyết là hợp lý, một số khác lại chỉ tốt trong những trường hợp nhất định. Dưới đây là những lời khuyên về cách viết CV không hiệu quả mà bạn nên tránh.
Gói gọn CV chỉ trong một trang
Nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp, không có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thì lời khuyên này là hợp lý. Tuy nhiên, khi bạn đã có nhiều năm đi làm, việc rút ngắn CV xin việc làm xuống còn một trang đòi hỏi bạn phải xóa đi một phần lịch sử làm việc của mình và điều này khiến bạn giảm đi sức hút đối với nhà tuyển dụng. Do đó, hãy suy nghĩ thật kỹ.
Khi tạo CV online của bạn phù hợp với nhu cầu và yêu cầu được liệt kê trong tin đăng tuyển dụng, hãy nhớ luôn đề cập đến tất cả các kinh nghiệm làm việc có liên quan. Nếu quá dài, hãy giới hạn lượng thông tin mà bạn cung cấp. Tập trung vào ba đến năm gạch đầu dòng cho mỗi vị trí để thể hiện các kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng đối với công việc bạn ứng tuyển. Thế nhưng, đừng bao giờ chỉ nói sơ qua các trải nghiệm, cắt bớt trang hoặc điều chỉnh kích thước phông chữ và khoảng cách dòng để CV chỉ vừa trong một trang. Nếu thông tin liên quan vượt quá một hoặc hai trang thì vẫn hoàn toàn được chấp nhận.
Không cần viết mục tiêu nghề nghiệp
Một số ý kiến cho rằng viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc làm sẽ phá hoại những nỗ lực tìm việc của bạn. Nhưng đó chỉ là đối với một mục tiêu nghề nghiệp kém hay.
Mặt khác, một mục tiêu nghề nghiệp tốt sẽ có tác dụng như một lời nhắc nhở về bạn là ai và bạn có thể làm gì. Nó sẽ cho nhà tuyển dụng biết rõ ý định của bạn và nếu mục tiêu đó phù hợp với mục tiêu của công ty, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với họ.
Gói gọn CV chỉ trong một trang
Nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp, không có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thì lời khuyên này là hợp lý. Tuy nhiên, khi bạn đã có nhiều năm đi làm, việc rút ngắn CV xin việc làm xuống còn một trang đòi hỏi bạn phải xóa đi một phần lịch sử làm việc của mình và điều này khiến bạn giảm đi sức hút đối với nhà tuyển dụng. Do đó, hãy suy nghĩ thật kỹ.
Khi tạo CV online của bạn phù hợp với nhu cầu và yêu cầu được liệt kê trong tin đăng tuyển dụng, hãy nhớ luôn đề cập đến tất cả các kinh nghiệm làm việc có liên quan. Nếu quá dài, hãy giới hạn lượng thông tin mà bạn cung cấp. Tập trung vào ba đến năm gạch đầu dòng cho mỗi vị trí để thể hiện các kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng đối với công việc bạn ứng tuyển. Thế nhưng, đừng bao giờ chỉ nói sơ qua các trải nghiệm, cắt bớt trang hoặc điều chỉnh kích thước phông chữ và khoảng cách dòng để CV chỉ vừa trong một trang. Nếu thông tin liên quan vượt quá một hoặc hai trang thì vẫn hoàn toàn được chấp nhận.
Không cần viết mục tiêu nghề nghiệp
Một số ý kiến cho rằng viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc làm sẽ phá hoại những nỗ lực tìm việc của bạn. Nhưng đó chỉ là đối với một mục tiêu nghề nghiệp kém hay.
Mặt khác, một mục tiêu nghề nghiệp tốt sẽ có tác dụng như một lời nhắc nhở về bạn là ai và bạn có thể làm gì. Nó sẽ cho nhà tuyển dụng biết rõ ý định của bạn và nếu mục tiêu đó phù hợp với mục tiêu của công ty, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với họ.
Mục tiêu nghề nghiệp đặc biệt quan trọng nếu bạn chuyển đổi ngành nghề hoặc nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp đang tìm kiếm việc làm. Nếu là một người dày dặn kinh nghiệm đang muốn thay đổi công việc thì bạn có thể thay thế bằng một bản tóm tắt nghề nghiệp. Trong khi mục tiêu nghề nghiệp cho biết bạn muốn bạn gì và tại sao bạn muốn làm điều đó, thì một bản tóm tắt nghề nghiệp sẽ nhanh chóng cho người đọc biết qua về sự nghiệp của bạn. Cả hai đều rất quan trọng, đặc biệt là khi các quy trình tuyển dụng hiện đại phụ thuộc vào hệ thống tìm kiếm theo từ khóa. Các phần mục tiêu hay tóm tắt nghề nghiệp này sẽ giúp bạn có thêm không gian để chèn vào các từ khóa kỹ năng hoặc kinh nghiệm và nhờ đó CV của bạn dễ dàng được tìm thấy hơn.
Không đưa vào mục sở thích
Với nhiều người, đưa mục sở thích vào CV sẽ chỉ làm lãng phí không gian. Tuy nhiên, hãy thêm phần này khi ứng tuyển vào một số công việc nhất định trong các công ty cụ thể. Một số nhà tuyển dụng sẽ đặt ra kỳ vọng về sự phù hợp văn hóa của ứng viên và nếu bạn có sở thích hay đam mê phù hợp với mong muốn của họ thì thật hoàn hảo.
Khi đề cập đến sở thích, đừng nói dối và cũng đừng trình bày quá chung chung. Nếu bạn có sở thích đọc sách, hãy nói các tên sách cụ thể. Đưa ra các sở thích cụ thể sẽ giúp nhà tuyển dụng tiềm năng có cái nhìn tổng quát về những gì bạn thực sự muốn nói.
Bỏ qua các kỹ năng mềm
Với sự ra đời của các phần mềm tìm kiếm, việc liệt kê các kỹ năng mềm mà bạn có được xem là điều cần thiết. Rốt cuộc, nếu bạn không viết chúng vào CV, phần mềm có thể không tìm ra CV của bạn. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy các nhà tuyển dụng đánh giá cao các kỹ năng mềm và tích cực tìm kiếm những người sở hữu chúng.
Giờ đây bạn đã biết những lời khuyên về cách viết CV xin việc làm cần tránh và một vài điều chỉnh có thể đưa bạn đến cuộc phỏng vấn. Để nâng cao khả năng này, bạn có thể tham khảo các mẫu CV được đánh giá cao tại Vietcv.io – công cụ tạo CV online miễn phí trên cả điện thoại và laptop. Ở đây, bạn có thể tham khảo về cách trình bày CV hiện đại, phù hợp với từng ngành nghề giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác. Bên cạnh đó, nếu sử dụng chức năng tự động phân tích CV đưa ra cảnh báo khi có thiếu sót và chia sẻ với bạn bè cùng chỉnh sửa, CV của bạn sẽ tránh được các sai lầm không đáng có và trở nên hoàn chỉnh hơn.
Huỳnh Trâm (tổng hợp)
Chia sẻ
Bài đăng cùng chuyên mục
Lãi suất - Hội Thảo "Quản trị hiệu quả nguồn vốn - Cơ hội đầu tư 6 tháng cuối năm"
13/08/2016 8:32:01 SA
Việt Nam và WB ký hiệp định 560 triệu USD hỗ trợ ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
13/07/2016 12:57:20 CH
e
DExWtSbs
e
DExWtSbs
e