Bạn đã biết cách viết thành tích đạt được trong CV xin việc?
Một trong những lỗi sai khi viết CV mà đa số các bạn trẻ hiện nay đang gặp phải đó chính là liệt kê nhiệm vụ, các đầu việc đã đảm nhận mà không biết cách làm nổi bật thành tích trong công việc liên quan trước đó
Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn khi viết thành tích đạt được trong CV xin việc thì bài viết này dành cho bạn.
Vì sao thành tích đạt được trong CV xin việc lại quan trọng?
Đối với nhà tuyển dụng, thành tích trong công việc là một điểm sáng giá nhất trong CV của ứng viên, dù là tải mẫu CV xin việc miễn phí hay tự tạo. Bởi nó giúp họ nhanh chóng đánh giá năng lực, kỹ năng, trình độ,... của ứng viên một cách trực quan nhất thông qua những hành động thực tiễn đã được kiểm chứng bằng kết quả. Ứng cử viên sáng giá nhất là những người biết đầu tư phần lớn thời gian vào phần này và trình bày chúng một cách logic.
Nên đưa các thành tích nào trong công việc vào CV?
Không phải liệt kê tất cả mà nên liệt kê những thành tích liên quan đến công việc ứng tuyển hiện tại. Đừng cố nhét hết tất cả những thành tích trong công việc trước giờ vào CV để cho dài hơn. Điều đó chỉ làm CV của bạn trở nên lê thê, nhàm chán.
Nếu có quá nhiều thành tích thì bạn nên chọn lọc và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp. Hãy nghiên cứu thật kỹ công ty, vị trí ứng tuyển để trình bày thành tích cho nổi bật và liên quan đến công việc. Bạn có thể thêm thành tích vào dưới công việc đảm nhận trước đây để làm chi tiết hơn hoặc thêm thành một mục riêng để làm nổi bật.
Một số loại thành tích bạn có thể đưa vào trong CV
KPIs cá nhân, KPIs nhóm;
Chỉ số liên quan đến doanh thu, lợi nhuận;
Chỉ số liên quan đến kết quả thực hiện công việc: ví dụ Marketing thì có % chi phí marketing, CPC, CLV...;
Các giải thưởng, chứng chỉ chuyên môn đã đạt được;
Các giải pháp, sáng kiến, cải tiến quy trình… (đối với ngành sản xuất) hoặc phản hồi của khách hàng (đối với các ngành dịch vụ).
Mô tả thành tích công việc bằng con số
Người ta thường nói: “Con số thì không biết nói dối” và con số thì dễ so sánh. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào đây để biết bạn làm việc có hiệu quả hay không, năng lực của bạn có vượt trội hơn các ứng viên khác như thế nào? Tất cả đều được thể hiện thông qua con số, định lượng rõ ràng mà không phải định tính chung chung bằng lời mô tả suông.
Ví dụ: Bạn ứng tuyển vị trí trưởng nhóm Marketing thì có thể liệt kê các thành tích đạt được trong CV như sau:
Tối ưu chi phí chạy Ads Facebook từ 30% xuống chỉ còn 20% trong chiến dịch quảng bá thương hiệu cho công ty, mang lại doanh thu gấp 2 lần trong năm 2022.
Xây dựng thành công 1 kênh Youtube 100k subs và 1 kênh Tiktok 1 triệu lượt theo dõi trong năm 2022…
Tuyển dụng và vận hành, quản lý nhóm Marketing gồm 5 bạn trong 3 tháng cuối năm 2022…
Sử dụng người tham chiếu để chứng minh thành tích
Đó có thể là sếp cũ của bạn hoặc nhân viên phòng nhân sự, những người có thẩm quyền và hiểu rõ các thành tích của bạn. Điều này sẽ thuyết phục nhất khi người tham chiếu của bạn có chức vụ quản lý và hiện tại vẫn đang làm việc tại công ty cũ. Ngoài ra, để tăng tính trung thực và tạo điều kiện cho nhà tuyển dụng có thể xác minh thì bạn nên để lại số điện thoại và trang cá nhân (hoặc một nền tảng mạng xã hội nào đó) của người tham chiếu.
Ví dụ: Người tham chiếu - Ms. Trần Ngân Hà - Marketing Manager công ty A
Số điện thoại: 0971354235 - Facebook: https://www.facebook.com/ngan.hatran12/
Sử dụng câu chủ động thay vì câu bị động
Việc này tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại tác động đến cảm xúc của nhà tuyển dụng khi xem CV, thể hiện sự chuyên nghiệp, độ tin cậy, sự tự tin, cách hành văn và giao tiếp tuyệt vời của bạn. Thay vì bắt đầu bằng các từ như “Chịu trách nhiệm, phụ trách...” hãy thay bằng “Quản lý nhóm Marketing 10 người, Trực tiếp điều phối dự án chạy ads…”
Nếu là sinh viên mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể nói về các thành tích liên quan đến việc học hoặc việc làm thêm… Không quan trọng bạn đã làm công việc gì, quan trọng là việc bạn làm có thành tích bằng con số như thế nào, liên quan gì đến năng lực thực hiện công việc ứng tuyển. Với những gợi ý trên đây hi vọng bạn đã có nhiều thông tin hữu ích và biết cách trình tích thành tích đạt được trong CV xin việc một cách hấp dẫn nhất.
Hà Phương
Vì sao thành tích đạt được trong CV xin việc lại quan trọng?
Đối với nhà tuyển dụng, thành tích trong công việc là một điểm sáng giá nhất trong CV của ứng viên, dù là tải mẫu CV xin việc miễn phí hay tự tạo. Bởi nó giúp họ nhanh chóng đánh giá năng lực, kỹ năng, trình độ,... của ứng viên một cách trực quan nhất thông qua những hành động thực tiễn đã được kiểm chứng bằng kết quả. Ứng cử viên sáng giá nhất là những người biết đầu tư phần lớn thời gian vào phần này và trình bày chúng một cách logic.
Nên đưa các thành tích nào trong công việc vào CV?
Không phải liệt kê tất cả mà nên liệt kê những thành tích liên quan đến công việc ứng tuyển hiện tại. Đừng cố nhét hết tất cả những thành tích trong công việc trước giờ vào CV để cho dài hơn. Điều đó chỉ làm CV của bạn trở nên lê thê, nhàm chán.
Nếu có quá nhiều thành tích thì bạn nên chọn lọc và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp. Hãy nghiên cứu thật kỹ công ty, vị trí ứng tuyển để trình bày thành tích cho nổi bật và liên quan đến công việc. Bạn có thể thêm thành tích vào dưới công việc đảm nhận trước đây để làm chi tiết hơn hoặc thêm thành một mục riêng để làm nổi bật.
Một số loại thành tích bạn có thể đưa vào trong CV
KPIs cá nhân, KPIs nhóm;
Chỉ số liên quan đến doanh thu, lợi nhuận;
Chỉ số liên quan đến kết quả thực hiện công việc: ví dụ Marketing thì có % chi phí marketing, CPC, CLV...;
Các giải thưởng, chứng chỉ chuyên môn đã đạt được;
Các giải pháp, sáng kiến, cải tiến quy trình… (đối với ngành sản xuất) hoặc phản hồi của khách hàng (đối với các ngành dịch vụ).
Mô tả thành tích công việc bằng con số
Người ta thường nói: “Con số thì không biết nói dối” và con số thì dễ so sánh. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào đây để biết bạn làm việc có hiệu quả hay không, năng lực của bạn có vượt trội hơn các ứng viên khác như thế nào? Tất cả đều được thể hiện thông qua con số, định lượng rõ ràng mà không phải định tính chung chung bằng lời mô tả suông.
Ví dụ: Bạn ứng tuyển vị trí trưởng nhóm Marketing thì có thể liệt kê các thành tích đạt được trong CV như sau:
Tối ưu chi phí chạy Ads Facebook từ 30% xuống chỉ còn 20% trong chiến dịch quảng bá thương hiệu cho công ty, mang lại doanh thu gấp 2 lần trong năm 2022.
Xây dựng thành công 1 kênh Youtube 100k subs và 1 kênh Tiktok 1 triệu lượt theo dõi trong năm 2022…
Tuyển dụng và vận hành, quản lý nhóm Marketing gồm 5 bạn trong 3 tháng cuối năm 2022…
Sử dụng người tham chiếu để chứng minh thành tích
Đó có thể là sếp cũ của bạn hoặc nhân viên phòng nhân sự, những người có thẩm quyền và hiểu rõ các thành tích của bạn. Điều này sẽ thuyết phục nhất khi người tham chiếu của bạn có chức vụ quản lý và hiện tại vẫn đang làm việc tại công ty cũ. Ngoài ra, để tăng tính trung thực và tạo điều kiện cho nhà tuyển dụng có thể xác minh thì bạn nên để lại số điện thoại và trang cá nhân (hoặc một nền tảng mạng xã hội nào đó) của người tham chiếu.
Ví dụ: Người tham chiếu - Ms. Trần Ngân Hà - Marketing Manager công ty A
Số điện thoại: 0971354235 - Facebook: https://www.facebook.com/ngan.hatran12/
Sử dụng câu chủ động thay vì câu bị động
Việc này tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại tác động đến cảm xúc của nhà tuyển dụng khi xem CV, thể hiện sự chuyên nghiệp, độ tin cậy, sự tự tin, cách hành văn và giao tiếp tuyệt vời của bạn. Thay vì bắt đầu bằng các từ như “Chịu trách nhiệm, phụ trách...” hãy thay bằng “Quản lý nhóm Marketing 10 người, Trực tiếp điều phối dự án chạy ads…”
Nếu là sinh viên mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể nói về các thành tích liên quan đến việc học hoặc việc làm thêm… Không quan trọng bạn đã làm công việc gì, quan trọng là việc bạn làm có thành tích bằng con số như thế nào, liên quan gì đến năng lực thực hiện công việc ứng tuyển. Với những gợi ý trên đây hi vọng bạn đã có nhiều thông tin hữu ích và biết cách trình tích thành tích đạt được trong CV xin việc một cách hấp dẫn nhất.
Hà Phương
Chia sẻ
Bài đăng cùng chuyên mục
Lãi suất - Hội Thảo "Quản trị hiệu quả nguồn vốn - Cơ hội đầu tư 6 tháng cuối năm"
13/08/2016 8:32:01 SA
Việt Nam và WB ký hiệp định 560 triệu USD hỗ trợ ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
13/07/2016 12:57:20 CH