Vượt qua trở ngại khi đổi nghề ở tuổi 30

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
05/08/2023 8:07:54 SA
BẢO TRỢ

Vượt qua trở ngại khi đổi nghề ở tuổi 30

Nếu độ tuổi 20 là khủng hoảng khi mới bước vào thị trường lao động thì 30 tuổi là cảm giác gì đó rất khác về những lo lắng đường dài cho tương lai

Đổi nghề nghiệp ở độ tuổi 30 là điều khó khăn bởi vì khi đó bạn đã có một chút kinh nghiệm, thậm chí một chút thành tựu cho những năm tháng thử nghiệm đã qua. Cộng với đó là tâm lý “muốn ổn định” về tài chính, trách nhiệm với gia đình và con cái khiến bạn có thể bị “cầm chân” trong chính công việc hiện tại.
 
Đừng sợ hãi những khó khăn trước mắt. Dưới đây là các bước có thể giúp bạn đập tan mọi trở ngại khi thay đổi công việc ở tuổi 30, sẵn sàng tham gia tuyển dụng việc làm lương cao ở Bình Dương và bất kỳ nơi nào khác.



Xem lại các kỹ năng và niềm đam mê của bạn
 
Hãy lập danh sách tất cả các kỹ năng và niềm đam mê của mình. Khi bạn đã hoàn thành, hãy xem qua danh sách đó và suy nghĩ xem bạn có thể muốn khám phá con đường sự nghiệp nào và kỹ năng nào của bạn có thể áp dụng trong nhiều ngành nghề, chẳng hạn như giao tiếp, tính linh hoạt, quản lý thời gian… Rất có thể, rất nhiều trong số chúng sẽ hữu ích cho sự nghiệp tiếp theo của bạn. Hiểu rõ về bộ kỹ năng chính xác của bạn, những gì bạn giỏi và những gì thắp sáng trong bạn sẽ giúp việc tìm kiếm công việc mới dễ dàng hơn.

Chọn một con đường và thực hiện nghiên cứu

Sau khi nắm bắt được các kỹ năng của mình và những điều bạn quan tâm, bạn sẽ cần chọn một con đường sự nghiệp mới. Khi bạn đã rõ mình muốn làm gì, hãy nghiên cứu lĩnh vực này kỹ lưỡng và tìm hiểu mọi thứ có thể về lĩnh vực đó.
 
Một lựa chọn tuyệt vời là hỏi đồng nghiệp, bạn bè và người thân về ngành cụ thể mà bạn đang cố gắng tham gia. Điều này sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng về các cơ hội việc làm và những gì bạn cần để bắt đầu trên con đường sự nghiệp mới của mình.

Trang bị kiến thức mới
 
Đổi nghề thường đòi hỏi phải bạn phải trang bị những kiến thức hoàn toàn mới. Thế nên, bạn cần cân nhắc lại chi phí, nguồn lực và thời gian trước khi lao vào nghề nghiệp mới. Một số ngành nghề không yêu cầu bạn phải có bằng cử nhân nhưng có thể yêu cầu một bộ kỹ năng cụ thể, các khóa học trực tuyến hoặc chứng chỉ/chứng nhận.
 
Công cụ luôn có sẵn ở khắp mọi nơi, miễn là bạn chọn đúng kỹ năng, kiến thức thì sẽ rất nhanh bạn có thể trở thành chuyên gia. 



Chăm sóc cho các mối quan hệ
 
Trên chặng đường phát triển sự nghiệp lâu dài, chắc chắn mối quan hệ là tài sản hữu ích nhất mà bạn cần đặc biệt quan tâm. Bạn sẽ có “quý nhân phù trợ” nếu thường xuyên giữ liên lạc, chăm sóc thật tốt cho các mối quan hệ xung quanh, từ gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Giờ là lúc bạn nhìn lại và bồi đắp lại sự thiếu hụt trong những năm vừa qua, có phải có rất nhiều mối quan hệ bạn đã bỏ quên đúng không?

Định vị lại thương hiệu cá nhân
 
Khác với hình tượng cá nhân là việc chúng ta đeo lên mình một chiếc mặt nạ, cố gắng và giả vờ trở thành một phiên bản nào đó mà người khác mong muốn ở bạn thì “Thương hiệu cá nhân là hành trình tìm về với bản ngã của mỗi người, hồn nhiên và vô tư như trẻ thơ, ăn ngủ khóc cười nô đùa chạy nhảy theo đúng những gì mình mong muốn mà không màng đến quy chuẩn của đám đông”. 
 
Hãy cẩn thận với những gì bạn định vị lại bản thân mình. Là thương hiệu cá nhân hay hình tượng cá nhân? Bạn sẽ chỉ cảm thấy thoải mái và không lạc lối nếu bạn được là chính bạn, chỉ là, ở phiên bản nâng cấp hơn rất nhiều so với quá khứ. Hãy chăm chút bản thân thật tốt từ ngoại hình, sức khỏe, cảm xúc, trí tuệ thật chuyên nghiệp lên. Cơ hội sẽ đến với bạn ngay trong tầm tay.
 
Cập nhật CV, ứng tuyển và phỏng vấn
 
Khi bạn đã có các kỹ năng cần thiết để chuyển sang nghề nghiệp mới, hãy cập nhật CV và chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn.
 
Trước khi bạn phỏng vấn với một công ty cụ thể, hãy nghiên cứu văn hóa, lịch sử, nhân viên và tầm nhìn kinh doanh của công ty đó, đồng thời thực hành tốt kỹ năng phỏng vấn. Càng chuẩn bị tốt, bạn càng có nhiều cơ hội được tuyển dụng. 
 
Tại CareerLink.vn, bạn có thể đăng CV để các nhà tuyển dụng chủ động liên hệ hoặc cân nhắc các tin đăng tuyển trong nhiều ngành nghề khác nhau và ứng tuyển chỉ bằng một cú nhấp chuột.
 
Chúc bạn vượt qua khủng hoảng tâm lý khi đổi nghề ở tuổi 30 và chuyển sang công việc mơ ước mà bạn mong muốn một cách hiệu quả!
 
Hà Phương
 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi