Mẹo viết kỹ năng trong CV giúp bạn “lọt” ngay vào vòng phỏng vấn
Kỹ năng và kinh nghiệm là mục quan trọng trong CV được nhà tuyển dụng “soi” rất kỹ
Kỹ năng bao gồm trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm, thao tác… cần thiết trong công việc. Muốn CV được đánh giá cao, bạn cần nắm một số mẹo viết kỹ năng trong CV giúp làm nổi bật năng lực của bạn.
Nhấn mạnh kỹ năng phù hợp với mô tả công việc/ tiêu chí tuyển dụng
Một số ứng viên thường mắc lỗi sa đà vào việc liệt kê hết tất cả những kỹ năng mình có khi tạo CV xin việc đẹp dù không liên quan. Tuy nhiên lời khuyên từ chuyên gia tuyển dụng nhân sự là bạn chỉ nên đề cập đến các kỹ năng phù hợp nhất, cần thiết nhất cho công việc.
Hãy đọc kỹ tin tuyển dụng và tìm hiểu đặc thù công việc sẽ giúp bạn lựa chọn được những kỹ năng cần thiết nhất đề cập trong CV và loại bỏ những kỹ năng không liên quan. Kỹ năng càng phù hợp với công việc thì CV của bạn càng có nhiều cơ hội được lựa chọn.
Sử dụng từ khóa và trình bày một cách cụ thể
Một mẹo nữa khi viết kỹ năng trong CV mà ứng viên cần lưu ý đó là sử dụng từ khóa chuyên ngành. Các từ khóa cũng là một cách sàng lọc CV từ nhiều nguồn khác nhau của nhà tuyển dụng. Nếu CV của bạn chứa từ khóa phù hợp với bảng mô tả thì dễ tiếp cận và tạo được ấn tượng sâu sắc hơn đồng thời dễ vượt qua vòng sơ tuyển nếu CV của bạn được “quét” bởi hệ thống tự động.
Một lưu ý khác là bạn không nên viết chung chung mà nên trình bày cụ thể và rõ ràng. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vị trí thiết kế đồ họa, bạn nên viết kỹ năng với từ khóa “Sử dụng thành thạo Adobe InDesign”; “Sử dụng thành thạo Adobe Photoshop”; “Sử dụng thành thạo 3Ds Max”… Viết chi tiết sẽ làm cho CV của bạn được đánh giá tốt hơn và cũng chứng tỏ bạn hiểu rõ năng lực của chính mình.
Sắp xếp và phân loại kỹ năng
Có ba cách sắp xếp và phân loại khi viết kỹ năng trong CV.
Một là bạn sắp xếp theo thứ tự quan trọng: Có nghĩa là kỹ năng nào cần thiết nhất cho công việc thì viết trước, ít cần thiết hơn viết sau.
Hai là theo thứ tự mức độ thành thạo: ưu tiên kỹ năng giỏi nhất viết đầu tiên…
Ba là bạn cần phân loại kỹ năng: Bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là chuyên môn và mức độ sử dụng các phần mềm, công cụ, thao tác… cần thiết để làm việc hiệu quả, làm được việc. Trong khi đó kỹ năng mềm góp phần bổ trợ cho công việc bao gồm khả năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Với những ứng viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tập trung hơn vào kỹ năng chuyên môn mình đã học được ở trường và một số kỹ năng mềm đã rèn luyện đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc.
Phân biệt kỹ năng và thế mạnh
Một số ứng viên vẫn còn nhầm lẫn giữa kỹ năng và thế mạnh. Thật ra đây là hai khái niệm khác nhau.
Kỹ năng là chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề hoặc khả năng mà ứng viên đã trải qua quá trình học, đã rèn luyện để đạt được.
Thế mạnh là điều kiện tốt người đó sở hữu, ví dụ có ngoại hình đẹp, cao chuẩn dễ tạo được thiện cảm với người khác, sức khỏe tốt, được học tập hoặc rèn luyện trong môi trường lý tưởng thích hợp cho công việc phát triển…
Do đó, khi viết CV bạn nên xác định rõ tránh nhầm lẫn hai khái niệm này.
Để có cơ hội gặp gỡ nhà tuyển dụng ở vòng phỏng vấn, bạn cần nắm được cách viết CV, nhất là phần kỹ năng trong CV. Khi bạn tự đánh giá được năng lực của bản thân thì cũng có nghĩa bạn thực sự tự tin, chủ động và chắc chắn sẽ có tinh thần cải thiện những điểm chưa tốt để hoàn thiện, trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Đặng Hảo
Chia sẻ
Bài đăng cùng chuyên mục
Cảnh báo thủ đoạn 'hỗ trợ' cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
04/07/2024 11:31:59 SA
Ngân hàng Anh thử nghiệm công nghệ Blockchain trong hệ thống thanh toán nội địa
01/04/2018 9:27:49 CH
Trải nghiệm Viet Capital Mobile Banking nhận ngay điện thoại Samsung Galaxy S7 Edge
04/08/2016 10:45:22 SA
e
e
DExWtSbs
e