Doanh nghiệp ngại, ngân hàng sợ
Laisuat.vn - Tuần đầu tiên của tháng 7, mức lãi suất huy động trung bình của 36 kỳ hạn là 9.66%/năm, giảm 0.08% so với tuần cuối tháng 6/2012.
Có nên sớm “thả nỗi” lãi suất
Tuần qua, mức lãi suất huy động cao nhất đang thuộc về kỳ hạn 12 tháng và 36 tháng, với mức trung bình là 10.6%/năm (lãi cuối kỳ). Lãi suất các kỳ hạn trung và dài hạn giữa các nhà băng liên tục dao động và có chiều hướng tăng lên so với tuần cuối tháng 6. Mức cao nhất hiện nay đang thuộc về ngân hàng (NH) ABBank với kỳ hạn 12,13,15 tháng là 12.5% và NH Bắc Á với các kỳ hạn từ 18 đến 36 tháng là 12.5%/năm. Đã có nhiều ý kiến xoay quanh việc nên hay không nên sớm “thả nỗi lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài hạn”.
Theo chia sẻ gần đây của chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu thì thời điểm này, khi kiểm soát được lạm phát tốt và giảm sâu là lúc có thể thả nổi lãi suất. Nhiều người lo sợ khi được thả nổi, lãi suất sẽ bật lên cao, khả năng này có thể xảy ra nhưng lâu dài lãi suất phải đi xuống theo quy luật cạnh tranh của thị trường. NH này huy động cao, cho vay cao; còn NH khác huy động thấp, cho vay thấp. Cứ thả nổi lãi suất, NH nào cho vay lãi suất cao sẽ bị mất khách hàng, chẳng khác nào “tự đầu hàng”. Ngoài ra, thả nổi lãi suất phải đi kèm với việc không để NH yếu kém ỷ lại vào việc sẽ được cứu mà giao cho cơ chế thị trường tự vận hành. Với những NH không hiệu quả nên cho tự sáp nhập, giải thể hoặc phá sản.
Ngân hàng và doanh nghiệp “ngại” gặp nhau
Theo khảo sát của Cổng thông tin ngân hàng Laisuat.vn, lãi suất cho vay áp dụng cho khách hàng cá nhân đang ở khoảng +- 18%- 20%/năm, đối với khách hàng doanh nghiệp là +-16% - 19%/năm. Đã có nhiều NH tham gia “giảm lãi suất, cứu doanh nghiệp” nhưng thực tế mức lãi suất vẫn còn cao và số lượng doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn rẻ còn rất ít. Nguyên nhân có thể nhìn thấy: Doanh nghiệp e ngại lãi vay cao, hàng sản xuất ra không bán được, tồn động vốn nhưng phải “è lưng” trả lãi nên nhiều DN rất “ngại” mang hồ sơ đi vay. Đứng ở khía cạnh đơn vị cho vay, NH lại vướng phải nợ xấu cao nên phải cẩn trọng đối với từng đối tượng, hồ sơ vay. Và thực tế, nhiều NH hiện vẫn có quan điểm rằng do tình hình tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa không lành mạnh nên hạn chế cho vay.
Để góp phần đưa ra những giải pháp “giải cứu doanh nghiệp, đã có nhiều NH đưa ra những gói sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp “giải quyết” bài toán khó của mình. Ví dụ như gói HD SME Business của HDBank; SeAPlus của SeABank, VP Business của VPBank. Có thể trong thời gian tới, các ngân hàng càng có nhiều sản phẩm phù hợp để song hành cùng những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của NHNN thì tại mỗi ngân hàng TMCP cũng có những chính sách ưu đãi riêng để DN có thể lựa chọn sử dụng cho phù hợp với từng loại hình kinh doanh của mình.
Có gì mới Từ 01/7 – 30/7/2012m SeABank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn “30 ngày trúng thưởng khi nạp thẻ điện thoại qua SeABank” dành cho khách hàng nạp tiền điện thoại qua dịch vụ Ngân hàng trực tuyến SeANet và Ngân hàng di động SeAMobile của SeABank Từ ngày 05/07/2012 - 02/10/2012, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) triển khai chương trình “Thẻ cáo may mắn". Theo đó, khi tham gia gửi tiết kiệm với các kỳ hạn từ 1 - 24 tháng và mức gửi từ 30 triệu đồng hoặc từ 1.500 đô la Mỹ, khách hàng sẽ được nhận phiếu cào dự thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 4 tỷ đồng. Từ 02/07/2012, HDBank triển khai chương trình ưu đãi hấp dẫn “Thanh toán tiền điện, nhận ngay quà tặng” dành cho đối tượng khách hàng cá nhân tại khu vực TP.HCM. Khách hàng sẽ nhận ngay quà tặng giá trị và được miễn phí nhiều dịch vụ tiện ích. Không những thế, bắt đầu từ 5/7/2012, HDBank chính thức triển khai dịch vụ Mobile Banking trên dòng điện thoại SmartPhone dùng hệ điều hành iOS/Android, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến 24/7, dễ dàng, thuận tiện ở mọi lúc, mọi nơi. |
Dung Hạ