“Sếp ngân hàng” nói gì về ngành ngân hàng năm 2013

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/04/2016 10:40:02 SA
BẢO TRỢ

“Sếp ngân hàng” nói gì về ngành ngân hàng năm 2013

Laisuat.vn - Mừng xuân Quý Tỵ 2013, lãnh đạo các Ngân hàng nói gì về ngành ngân hàng trong năm 2012 và định hướng năm 2013 là gì? Cổng thông tin ngân hàng Laisuat.vn gửi đến bạn đọc các ý kiến của lãnh đạo ngân hàng nhân dịp đầu năm mới.

Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Phước Thanh

Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Phước Thanh: Nhận diện thách thức để ứng phó

Tại Vietcombank chúng tôi phân loại nợ theo định tính, do vậy nếu doanh nghiệp hoạt động khó khăn, tình hình tài chính sa sút thì họ sẽ “tụt hạng”, điều đó có nghĩa là ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến kinh doanh, lợi nhuận. Bên cạnh đó, năm 2013, nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng là xử lý nợ xấu gắn liền với cơ cấu hệ thống.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank Lê Hùng Dũng

Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank Lê Hùng Dũng: Cải tiến mạnh mẽ công tác truyền thông

Tôi cho rằng tăng trưởng tín dụng năm 2013 ở mức 12% là phù hợp, nhưng chúng ta cần tập trung giải ngân sớm ngay từ đầu năm để tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Một vấn đề nữa: hệ thống ngân hàng cần sự chia sẻ từ cơ quan truyền thông.

Có thể nói, năm qua hệ thống ngân hàng “chiến đấu” tốt trên các mặt trận, nhưng trên mặt trận truyền thông lại làm chưa tốt. Do đó, sang năm 2013, giải pháp truyền thông phải có sự cải tiến mạnh mẽ để người dân, doanh nghiệp hiểu một cách đúng đắn về ngành Ngân hàng.

Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Louis Taylor: Sớm bãi bỏ các biện pháp hành chính

Thời gian qua, NHNN đã áp dụng một số biện pháp hành chính nhằm giảm lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Có thể, theo NHNN những quy định trần lãi suất huy động, cho vay, giới hạn tăng trưởng tín dụng… chỉ là những giải pháp tạm thời, nhằm ngăn chặn các ngân hàng yếu kém thực hiện những hoạt động kinh doanh không hợp lý, nhưng cũng gây khó khăn đối với những ngân hàng tốt.

Vì vậy, tôi cho rằng NHNN nên xem xét nhanh chóng bãi bỏ các biện pháp này. Tôi hy vọng kết quả của việc ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách hệ thống ngân hàng sẽ giúp hệ thống ngân hàng năng động hơn, phát triển khỏe mạnh, bền vững trong nền kinh tế Việt Nam.

Ông Trịnh Quang Tuấn – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Đông: Kinh tế Việt Nam năm 2013 sẽ ổn định hơn

 “Năm 2013 sẽ còn nhiều khó khăn do hậu khủng hoảng như: tổng cầu rất yếu, doanh nghiệp khó khăn và còn tiếp tục phá sản. Nhưng theo tôi, kinh tế Việt Nam năm 2013 sẽ ổn định hơn, tăng trưởng cao hơn, khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới bền vững. Và niềm tin được phục hồi đối với cả doanh nghiệp trong nước cũng như nhà đầu tư và các doanh nghiệp nước ngoài”.

Ông Tay Han Chong – Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông (MDB): Khó khăn gấp đôi đối với kinh tế Việt Nam.

Năm 2013, Công cuộc cải tổ ngành ngân hàng cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên  việc này sẽ có những thách thức nhất định. Nên tiếp tục duy trì lãi suất ở mức như hiện nay dù có thể nhạy cảm với xu hướng của lạm phát.

" MDB là một ngân hàng thuộc top 20 ngân hàng vững mạnh có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, có thế mạnh về nguồn lực tài chính và thanh khoản tốt. Tận dụng nguồn lực từ đối tác chiến lược nước ngoài của MDB là Fullerton Financial Holdings, công ty 100% vốn trực thuộc Tập đoàn Temasek của chính phủ Singapore.,MDB cam kết đồng hành với các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam. Do đó chiến lược phát triển của MDB là tiếp tục tập trung vào các mảng thị trường trọng yếu như Bán lẻ, Cho vay Nông nghiệp và SMEs".

Phó Tổng giám đốc Maritime Bank Trần Xuân Quảng: Tín dụng 2013 vẫn sẽ là bài toán khó

Quan sát động thái của nền kinh tế, năm 2013 tín dụng ngân hàng sẽ tiếp tục gặp khó. Ngay cả khi NHNN “gỡ” bằng cách nới van tín dụng không khuyến khích, nới tín dụng ngoại tệ thì việc đẩy tín dụng tăng không phải là bài toán đơn giản đối với các ngân hàng. Bởi, các ngân hàng đang phải tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường chất lượng tín dụng để bảng tổng kết tài sản khỏe hơn. Khi thấy yên tâm về sức khỏe, cùng với việc nền kinh tế phục hồi đồng đều thì ngân hàng mới mạnh dạn đẩy mạnh tín dụng ra.

Phó Chủ tịch thường trực LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng: Thay đổi tư duy để đổi mới mình


Phát triển mạng lưới và dịch vụ phục vụ nhu cầu của người nông dân vùng sâu vùng xa. Đẩy mạnh nhu cầu thanh toán biên mậu tại các tỉnh biên giới mà cụ thể tỉnh phía Bắc khá lớn. Do đó, việc xây dựng các sản phẩm phục vụ cho đối tượng này cũng là giải pháp kích cầu. Đây là đối tượng khách hàng mục tiêu LienVietPostBank đang hướng đến trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, tôi đề xuất trong thời gian tới, đối tượng ưu tiên cho vay là doanh nghiệp đã lên sàn. Một vấn đề vướng mắc khác, là theo Luật Chứng khoán, các doanh nghiệp trong đó có ngân hàng sau 3 năm hoạt động có lãi được lên sàn, nhưng NHNN lại có văn bản là để lên sàn các ngân hàng phải đảm bảo 5 năm hoạt động có lãi. Do đó, hiện nhiều NHTM muốn lên sàn nhưng chưa được phép.

Bên cạnh đó, các ngân hàng phải đổi mới công tác truyền thông để người dân, nhà đầu tư hiểu hơn, tin tưởng hơn vào hoạt động ngân hàng.

Dung Hạ

Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi