Ngân hàng đã “mở cửa” sao Doanh nghiệp “chưa vào”?

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
13/04/2016 10:40:02 SA
BẢO TRỢ

Ngân hàng đã “mở cửa” sao Doanh nghiệp “chưa vào”?

Laisuat.vn - Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến cuối quý 1-2012, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 1,39%, trong khi tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng lại giảm 1,96% so với cuối năm 2011.

Khi nào trần lãi suất được bỏ?

Động thái giảm lãi suất huy động để tạo điều kiện giảm lãi suất vay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bước đầu có những hiệu quả tích cực. Khi trần huy dộng chính thức về mức 12%/năm, đã có rất nhiều ngân hàng tuyên bố giảm lãi suất vay và dành ra hàng nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp với mức lãi suất ưu đãi, tuy nhiên mức tăng trưởng tín dụng lại giảm điều này cho thấy mức hấp thụ vốn của nền kinh tế khá thấp. Nguyên nhân tại sao?

Nhìn vào thị trường tín dụng chung hiện nay, sẽ dễ dàng nhận thấy: doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn nhưng lại không thể vay nợ mới vì chưa giải quyết xong nợ cũ, doanh nghiệp chưa giải quyết hết hàng tồn nên không dám mở rộng sản xuất nên chưa có nhu cầu vay, giá cả vật chất leo thang, lãi suất vay vẫn còn cao nên doanh nghiệp e ngại vay. Với ngân hàng thì đang có nguồn vốn, sẵn sàng cho doanh nghiệp vay với mức ưu đãi nhưng phải trong phạm vi “kiểm soát" được nợ xấu, chứng minh được nguồn tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đây có thể là nguyên nhân tạo nên bức rào cản giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia trong giai đoạn khó khăn này, Chính phủ cần lên một danh sách mua lại và làm sạch các khoản nợ xấu của các DN để các DN hoạt động bình thường. Khi mua nợ, Chính phủ sẽ có cổ phần trong đó để giám sát, khi DN đã hoạt động tốt hơn Chính phủ sẽ bán lại cổ phần, bán lại khoản nợ cũ cho DN để thu lại vốn.

Trao đổi với Cổng thông tin ngân hàng Laisuat.vn, một DN xuất khẩu ở Bình Dương nói “ Theo thông tin từ báo chí, được biết các ngân hàng đang giảm lãi suất vay, với mức vay hỗ trợ cho DN xuất nhập khẩu là 14% – 16%, tuy nhiên doanh nghiệp ông vẫn đang phải trả với mức lãi suất 22%/năm, cũng muốn trả dứt nợ để vay lại với mức lãi suất ưu đãi, nhưng đầu ra khó, giá cả leo thang, không thể vay mới để trả nợ cũ, khó lại chồng khó…

Khơi thông dòng vốn từ nhiều hướng

Theo số liệu của NHNN, tăng trưởng tín dụng quý I/2012 âm gần 2%. Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực không khuyến khích cũng giảm từ mức 11,02% vào cuối năm 2011 xuống 10,77% vào cuối tháng 2/2012. Hiện thanh khoản của các nhà băng lớn đã được cải thiện đáng kể, nhưng đầu ra cho dòng vốn vẫn gặp khó khăn.

Để khắc phục tình hình chung, ngân hàng đã đưa ra nhiều gói sản phẩm dịch vụ để hỗ trợ cho doanh nghiệp, trong đó hỗ trợ vốn ngắn hạn với mức lãi suất ưu đãi từ 13% -15%/năm đang được nhiều nhà băng triển khai. Ngoài ra, có ngân hàng còn áp dụng hình thức “ đề nghị doanh nghiệp mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng, sau đó thế chấp tài khoản tiết kiệm để vay lại, thanh toán nợ, đồng thời làm cơ sở để vay nợ mới với lãi suất thấp.”

Dưới góc độ đơn vị cho vay, ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch HĐQT BIDV chia sẻ: “Nếu doanh nghiệp trả hết nợ cho ngân hàng, ít nhất cũng giảm lãi suất được 4-5%. Doanh nghiệp huy động được vốn trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay để khôi phục dư nợ với lãi suất 14-15%/năm. Tất nhiên, để hỗ trợ doanh nghiệp, ngân hàng phải chấp nhận giảm lợi nhuận, còn nếu cứ để các khoản nợ với lãi suất cao như vậy, thì chưa chắc ngân hàng đã đòi được nợ. Năm nay, BIDV ước giảm 1.200 - 1.500 tỷ đồng lợi nhuận”.

Theo nhận định của giới chuyên môn thì đến hết quý II khi trần lãi suất có thể được “ xả tự do” và thị trường đi vào ổn định, doanh nghiệp tăng tốc kinh doanh và mức tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng mới có hi vọng tăng lại.

Ngân hàng nào đang có khuyến mãi “hot”

Nhằm tri ân tới khách hàng và gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ, ngân hàng SeABank triển khai chương trình ưu đãi lớn tại California Fitness & Yoga. Ngoài ra, từ ngày 25/4/2012. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã trở thành đại lý chính thức tại Việt Nam của công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ chuyển tiền Western Union.

Từ ngày 23/4 đến 21/7/2012,SHB triển khai chương trình khuyến mại: "May mắn trong tay nhận ngay phú quý" với rất nhiều giải thưởng dành cho khách hàng cá nhân.
Mang niềm vui đến khách hàng trong dịp Lễ lớn của đất nước, từ 20/04 đến 19/05/2012, Ngân hàng TMCP Đại Tín - TRUSTBank triển khai chương trình “Rộn ràng quà tặng”.

Từ ngày 16/4 – 13/7/2012, Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) triển khai chương trình “Khuyến mãi lớn – Siêu giải thưởng”.

Từ ngày 19/03/2012 đến hết ngày 16/06/2012 BIDV triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng 55 năm có tới hơn 200.000 giải thưởng giá trị, hấp dẫn với tổng trị giá trên 40 tỷ đồng.

Nhân dịp kỷ niệm Lễ 30/04 và 01/05, Ngân hàng TMCP Nam Á triển khai chương trình “Mua sắm vui Lễ” dành cho các Chủ thẻ Nam A Card từ 16/04/2012 đến 16/05/2012.

Từ 20/04/2012 đến hết 31/05/2012, tất cả chủ thẻ sử dụng thẻ Vietcombank Connect24 mua vé máy bay trực tuyến tại trang web của Vietnam Airlines sẽ có cơ hội nhận những khuyến mại hấp dẫn từ Vietcombank và Vietnam Airlines.

Dung Hạ

Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi