Mặt bằng lãi suất mới hình thành
Việc giảm thêm lãi suất tiết kiệm mới đây nhằm tạo điều kiện để các NHTM cắt giảm chi phí, giảm lãi vay, tháo gỡ khó khăn cho DN.
Chi phí đầu vào giảm
Theo NHNN, một số TCTD lớn trong đó có các NHTM Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn dưới 1 năm với mức giảm từ 0,3-0,5%/năm.
Theo đó, lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng được các TCTD này công bố ở mức 0,3-0,5%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng ở mức 4,2-4,3%/năm, kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 5 tháng ở mức 4,8%/năm, kỳ hạn từ 5 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng ở mức 5,3%/năm, và kỳ hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng ở mức 5,5%/năm.
Dù lãi suất tiết kiệm giảm, song tiền vẫn chảy vào NH
Theo chia sẻ của một số lãnh đạo NHTM, động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động của các NH hiện nay theo chủ trương của NHNN là tích cực, kịp thời nhằm triển khai định hướng điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã được Thống đốc NHNN cụ thể hóa cho ngành NH tại Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 27/5/2016, tiết giảm chi phí để phấn đấu cắt giảm lãi suất cho vay, qua đó hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và nền kinh tế.
Thế nhưng, thực tế, nguồn tiết kiệm vẫn chảy vào NH. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi tại các NH tính đến thời điểm này vẫn cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Theo báo cáo, huy động vốn của các NH đều tăng rất mạnh 9 tháng đầu năm. Trong đó, bao gồm cả các NH có quy mô vừa và nhỏ như NCB, DongABank, Sacombank, PVcombank...
Rõ ràng, dù lãi suất đã xuống thấp và NH ít khuyến mại hơn nhưng nhu cầu gửi tiền vẫn lớn. Nguyên nhân do tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư vừa an toàn vừa hiệu quả, trong bối cảnh thị trường vàng ảm đạm và giá liên tục giảm, thị trường chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro, trong khi BĐS chưa thực sự phục hồi.
Theo một lãnh đạo của Techcombank, xu hướng của khách hàng hiện nay là lựa chọn gửi kỳ hạn dài, bởi lãi suất kỳ hạn tiền gửi dài ngày cao hơn so với ngắn ngày khoảng 1-1,5%. “Lãi suất giảm cũng phần nào tác động đến tâm lý của khách hàng gửi tiền. Nhưng trước tình hình hiện nay, tiết kiệm vẫn được nhiều người lựa chọn hơn. Chỉ một số ít khách hàng rút tiết kiệm mua nhà”, ông nói.
Sở dĩ tiết kiệm chưa chảy sang vàng, chứng khoán, ngoại tệ hay BĐS, theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển là do vàng đang có xu hướng giảm dưới 35 triệu đồng/lượng, và dự đoán còn giảm thêm.
Đại diện một chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam cũng đưa ra nhận định, trước bối cảnh các kênh đầu tư khác chưa thực sự khởi sắc và còn trầm lắng thì tiết kiệm 5,5%/năm vẫn được nhiều người quan tâm.
Lãi suất đầu ra giảm nhỏ giọt
Những yếu tố trên cho thấy, lãi suất đầu vào giảm, dù có giảm được chi phí hoạt động nhưng tăng trưởng tín dụng không đi cùng tăng trưởng huy động khiến các NH vẫn chưa có cơ sở để giảm chi phí đầu ra tương ứng.
Thừa nhận điều này, một lãnh đạo NH tại TP.HCM cũng cho rằng, việc giảm thêm lãi suất tiết kiệm mới đây nhằm tạo điều kiện để các NHTM cắt giảm chi phí, giảm lãi vay, tháo gỡ khó khăn cho DN. Nhưng thực tế cho thấy, lãi suất cho vay chỉ được điều chỉnh xuống mức thấp cho DN tốt.
Cụ thể, tại Vietcombank, lãi suất cho DN có “sức khỏe tốt” vay chỉ còn 5-7%/năm, còn mức lãi suất cho vay phổ biến vẫn là 9-10%/năm với loại ngắn hạn. Riêng lãi suất cho vay trung, dài hạn, NH vẫn áp mức cao hơn 10-11%.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho rằng, lãi suất cho vay thực tế đã giảm dần trong thời gian qua. Bởi để thu hút được người vay, NH phải cạnh tranh về lãi suất. Thậm chí, ở một số NH quy mô lớn, lãi suất cho vay chỉ còn 4-5%/năm, song vẫn không dễ cho vay. Tiền vẫn chảy đều đặn vào hệ thống, nhưng tín dụng lại tăng chậm, nên sự cạnh tranh giữa các NH để hút tiền nhàn rỗi bằng các chương trình khuyến mại, hay thưởng lãi suất cho các khoản tiền lớn là khá mờ nhạt, không như các năm trước.
Nhìn chung, lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm cùng với xu hướng các kênh đầu tư khác chưa thực sự khởi sắc đã khiến cho dòng vốn có phần ách tắc, song không phải vì thế mà lãi suất cho vay được NH điều chỉnh giảm. Ngược lại, những người cần vốn, nhất khách hàng cá nhân vẫn phải trả lãi suất vay trả nợ góp tháng mua nhà đến 12-13%/năm.
Dẫu vậy, với mục tiêu kiểm soát tốt lạm phát, một lãnh đạo cấp cao của HSBC cho rằng, khả năng lãi suất sẽ còn dư địa để giảm thêm. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh lãi suất sẽ không còn nhiều mà chỉ có thể giảm nhẹ. Việc NHNN vừa giảm thêm trần lãi suất, theo HSBC cũng là một phần của nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Nhận định của HSBC cho rằng, khả năng tín dụng sẽ tăng tốc vào giai đoạn cuối năm. “Sau nhiều năm bùng nổ cho vay, nền kinh tế đang còn đi trên con đường gập ghềnh và chỉ hồi phục một cách từ từ. Đồng thời, lạm phát sẽ nằm trong kiểm soát vì giá dầu đã hạ nhiệt và nguồn cung thực phẩm đang rất dồi dào nên NHNN cần giảm thêm lãi suất huy động để kích cầu tiêu dùng…”, các chuyên gia nghiên cứu HSBC đưa ra nhận xét.
Vì thế, có thể trước mắt, tín dụng DN chưa thể kỳ vọng có sự cải thiện nhanh, chỉ phân khúc khách hàng cá nhân được xem là có triển vọng tăng trưởng.
Theo NHNN, một số TCTD lớn trong đó có các NHTM Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn dưới 1 năm với mức giảm từ 0,3-0,5%/năm.
Theo đó, lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng được các TCTD này công bố ở mức 0,3-0,5%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng ở mức 4,2-4,3%/năm, kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 5 tháng ở mức 4,8%/năm, kỳ hạn từ 5 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng ở mức 5,3%/năm, và kỳ hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng ở mức 5,5%/năm.
Dù lãi suất tiết kiệm giảm, song tiền vẫn chảy vào NH
Theo chia sẻ của một số lãnh đạo NHTM, động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động của các NH hiện nay theo chủ trương của NHNN là tích cực, kịp thời nhằm triển khai định hướng điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã được Thống đốc NHNN cụ thể hóa cho ngành NH tại Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 27/5/2016, tiết giảm chi phí để phấn đấu cắt giảm lãi suất cho vay, qua đó hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và nền kinh tế.
Thế nhưng, thực tế, nguồn tiết kiệm vẫn chảy vào NH. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi tại các NH tính đến thời điểm này vẫn cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Theo báo cáo, huy động vốn của các NH đều tăng rất mạnh 9 tháng đầu năm. Trong đó, bao gồm cả các NH có quy mô vừa và nhỏ như NCB, DongABank, Sacombank, PVcombank...
Rõ ràng, dù lãi suất đã xuống thấp và NH ít khuyến mại hơn nhưng nhu cầu gửi tiền vẫn lớn. Nguyên nhân do tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư vừa an toàn vừa hiệu quả, trong bối cảnh thị trường vàng ảm đạm và giá liên tục giảm, thị trường chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro, trong khi BĐS chưa thực sự phục hồi.
Theo một lãnh đạo của Techcombank, xu hướng của khách hàng hiện nay là lựa chọn gửi kỳ hạn dài, bởi lãi suất kỳ hạn tiền gửi dài ngày cao hơn so với ngắn ngày khoảng 1-1,5%. “Lãi suất giảm cũng phần nào tác động đến tâm lý của khách hàng gửi tiền. Nhưng trước tình hình hiện nay, tiết kiệm vẫn được nhiều người lựa chọn hơn. Chỉ một số ít khách hàng rút tiết kiệm mua nhà”, ông nói.
Sở dĩ tiết kiệm chưa chảy sang vàng, chứng khoán, ngoại tệ hay BĐS, theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển là do vàng đang có xu hướng giảm dưới 35 triệu đồng/lượng, và dự đoán còn giảm thêm.
Đại diện một chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam cũng đưa ra nhận định, trước bối cảnh các kênh đầu tư khác chưa thực sự khởi sắc và còn trầm lắng thì tiết kiệm 5,5%/năm vẫn được nhiều người quan tâm.
Lãi suất đầu ra giảm nhỏ giọt
Những yếu tố trên cho thấy, lãi suất đầu vào giảm, dù có giảm được chi phí hoạt động nhưng tăng trưởng tín dụng không đi cùng tăng trưởng huy động khiến các NH vẫn chưa có cơ sở để giảm chi phí đầu ra tương ứng.
Thừa nhận điều này, một lãnh đạo NH tại TP.HCM cũng cho rằng, việc giảm thêm lãi suất tiết kiệm mới đây nhằm tạo điều kiện để các NHTM cắt giảm chi phí, giảm lãi vay, tháo gỡ khó khăn cho DN. Nhưng thực tế cho thấy, lãi suất cho vay chỉ được điều chỉnh xuống mức thấp cho DN tốt.
Cụ thể, tại Vietcombank, lãi suất cho DN có “sức khỏe tốt” vay chỉ còn 5-7%/năm, còn mức lãi suất cho vay phổ biến vẫn là 9-10%/năm với loại ngắn hạn. Riêng lãi suất cho vay trung, dài hạn, NH vẫn áp mức cao hơn 10-11%.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho rằng, lãi suất cho vay thực tế đã giảm dần trong thời gian qua. Bởi để thu hút được người vay, NH phải cạnh tranh về lãi suất. Thậm chí, ở một số NH quy mô lớn, lãi suất cho vay chỉ còn 4-5%/năm, song vẫn không dễ cho vay. Tiền vẫn chảy đều đặn vào hệ thống, nhưng tín dụng lại tăng chậm, nên sự cạnh tranh giữa các NH để hút tiền nhàn rỗi bằng các chương trình khuyến mại, hay thưởng lãi suất cho các khoản tiền lớn là khá mờ nhạt, không như các năm trước.
Nhìn chung, lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm cùng với xu hướng các kênh đầu tư khác chưa thực sự khởi sắc đã khiến cho dòng vốn có phần ách tắc, song không phải vì thế mà lãi suất cho vay được NH điều chỉnh giảm. Ngược lại, những người cần vốn, nhất khách hàng cá nhân vẫn phải trả lãi suất vay trả nợ góp tháng mua nhà đến 12-13%/năm.
Dẫu vậy, với mục tiêu kiểm soát tốt lạm phát, một lãnh đạo cấp cao của HSBC cho rằng, khả năng lãi suất sẽ còn dư địa để giảm thêm. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh lãi suất sẽ không còn nhiều mà chỉ có thể giảm nhẹ. Việc NHNN vừa giảm thêm trần lãi suất, theo HSBC cũng là một phần của nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Nhận định của HSBC cho rằng, khả năng tín dụng sẽ tăng tốc vào giai đoạn cuối năm. “Sau nhiều năm bùng nổ cho vay, nền kinh tế đang còn đi trên con đường gập ghềnh và chỉ hồi phục một cách từ từ. Đồng thời, lạm phát sẽ nằm trong kiểm soát vì giá dầu đã hạ nhiệt và nguồn cung thực phẩm đang rất dồi dào nên NHNN cần giảm thêm lãi suất huy động để kích cầu tiêu dùng…”, các chuyên gia nghiên cứu HSBC đưa ra nhận xét.
Vì thế, có thể trước mắt, tín dụng DN chưa thể kỳ vọng có sự cải thiện nhanh, chỉ phân khúc khách hàng cá nhân được xem là có triển vọng tăng trưởng.
Theo TBNH
Chia sẻ
Bài đăng cùng chuyên mục
Ngày thứ 7 liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước giữ giá bán vàng miếng SJC 75,98 triệu đồng/lượng
14/06/2024 1:35:36 CH
Từ ngày 1 tháng 7: Chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay
29/05/2024 1:25:25 CH
PVcomBank lên tiếng vụ khách hàng khiếu nại không rút được 52 tỉ đồng gửi tiết kiệm
25/01/2021 8:05:28 SA
Eximbank tạm đóng cửa 1 phòng giao dịch vì khách hàng mắc COVID-19 đến giao dịch
03/08/2020 3:57:31 CH
Vietbank: Khánh thành cầu giao thông nông thôn tại xã Kế Thành, tỉnh Sóc Trăng
02/03/2020 10:55:21 SA
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Chưa nên tham gia vào thị trường vàng trong các tháng tới!
15/10/2018 2:35:14 CH
Vietbank tìm ra những khách hàng may mắn đầu tiên trúng thưởng Samsung Galaxy Note 9
03/10/2018 7:19:18 SA
Vietbank dành hàng trăm quà tặng khách hàng nhân dịp khai trương trụ sở mới PGD Láng Hạ
22/07/2018 12:29:39 CH
Vụ mất 245 tỉ đồng sổ tiết kiệm tại Eximbank: Thương lượng giữa ngân hàng và khách hàng bất thành
27/02/2018 8:29:20 CH
NH Bản Việt: Tiếp tục là nhà tài trợ chính cho SaiGon Heat dự giải ABL 2017 và 2018
23/11/2017 7:32:26 SA
NH Bản Việt cùng Tổng công ty CP Bảo Minh ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
05/09/2017 4:51:11 CH
Ngân hàng Bản Việt đồng hành cùng đội tuyển bóng rổ quốc gia Việt Nam
23/08/2017 9:23:35 SA
Ngân hàng Bản Việt dành 600 tỷ đồng – Lãi suất 7%/năm cho Doanh nghiệp SME
14/06/2017 11:30:08 SA
Chấm dứt vai trò quản trị, điều hành của ông Trầm Bê và người có liên quan tại Sacombank
25/02/2017 8:17:08 SA
Xét xử 'đại án' Phạm Công Danh: Nguyên Chủ tịch HĐQT TrustBank được dẫn ra tòa
13/01/2017 8:45:57 SA
Ngân hàng Bản Việt triển khai Hệ thống Giao dịch tại quầy và Nền tảng Giao dịch Đa kênh
16/11/2016 3:29:40 SA
SeaBank thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong "Tuần lễ công dân SeaBank 2016"
15/11/2016 4:32:07 CH
Bị "tố" huy động vượt trần lãi suất, PVcomBank nói đó chỉ là việc của 1 phòng giao dịch
29/09/2016 4:23:31 CH
Ngân sách Nhà nước có cơ hội thu về 4.600 tỷ đồng cổ tức từ VietinBank và BIDV
06/06/2016 9:09:13 SA
Tin mừng cho Startup Việt: Chính phủ vừa thông qua đề án hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp với hàng loạt ưu đãi
24/05/2016 4:19:38 SA
Vụ hồ sơ Panama: Ngân hàng Nhà nước rà soát dữ liệu chuyển tiền của người Việt
12/05/2016 8:55:56 SA