Moody’s: Hệ thống tài chính Việt Nam còn nhiều rủi ro

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
01/09/2016 9:21:51 SA
BẢO TRỢ

Moody’s: Hệ thống tài chính Việt Nam còn nhiều rủi ro

Dù tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều cải thiện, hiện trạng ngân sách chính phủ và hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều chỗ rất đáng lo ngại


Hôm 31/8, Moody’s Investors Service vừa công bố bảng đánh giá tín dụng của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam được xếp hạng B1 Ổn định. Moody’s đánh giá điểm tích cực là kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt và có độ đa dạng hóa cao, nhưng có nhiều điểm yếu là tín dụng tăng trưởng quá nhanh, thâm hụt ngân sách công còn lớn, và gánh nặng nợ công ngày một tăng cao. Ngoài ra, trong khi môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng đã được bình ổn, vẫn còn nhiều lo ngại về năng lực vốn và chất lượng tài sản của các ngân hàng.

Trong bảng xếp hạng cụ thể, Moody’s đánh giá sức mạnh kinh tế Việt Nam ở mức Cao, năng lực thể chế và năng lực tài chính công đều ở mức Thấp, và khả năng bị ảnh hưởng từ rủi ro là Cao.

Theo dự báo của Moody’s, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 6% trong vòng 2 năm tới, nhờ vào tăng trưởng xuất khẩu ổn định, phục hồi nhu cầu tiêu dùng trong nước, nguồn vốn FDI dồi dào và lạm phát thấp. Tuy nhiên, có một phần nhu cầu tiêu dùng là đến từ tăng trưởng tín dụng, và nếu không được kiểm soát thì có thể gây ra nhiều rủi ro.

Về mặt năng lực thể chế, đây là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam bị đánh giá ở mức Thấp. Tuy nhiên, Moody’s cũng ghi nhận các tiến bộ về mặt quản trị kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là trong việc tái cơ cấu ngành ngân hàng và các công ty quốc doanh.

Về phương diện tài chính công, Moody’s có nhiều lo ngại về thâm hụt ngân sách công, vốn đã đạt 3,7 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê. Việc gánh nặng nợ công tăng lên 50,3% GDP trong năm 2015, cao hơn 10% so với năm 2012, cũng là điều đáng lo, dù mức lãi suất hiện tại là vừa phải.

Về mặt rủi ro, Moody’s cho rằng nguy cơ lớn nhất của Việt Nam là đến từ hệ thống ngân hàng “vẫn còn yếu kém”, chủ yếu do chất lượng tài sản thấp và tình trạng khó khăn về vốn. Việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh (25% trong năm 2015, so với 16% của 2014) cũng làm gia tăng thêm nguy cơ này.

Theo Nhịp cầu đầu tư
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi