Nới lỏng tiền tệ: Có tiếng, còn dè miếng

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
15/06/2016 8:57:03 SA
BẢO TRỢ

Nới lỏng tiền tệ: Có tiếng, còn dè miếng

Những ngày này, cụm từ “nới lỏng tiền tệ” xuất hiện nhiều hơn trong các dòng chảy thông tin. Có tiếng như vậy, nhưng thực tế nhà điều hành vẫn đang rất dè miếng.

 
 
Chỉ tính riêng ba ngân hàng lớn Vietcombank, VietinBank và BIDV, tổng nguồn vốn huy động đã lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng.

Sáng 14/6, lãnh đạo một ngân hàng lớn cho VnEconomy biết, một số thành viên đang đề xuất lên Ngân hàng Nhà nước tạo thêm nguồn vốn. Không phải vì khó khăn thanh khoản, không phải đi “xin”, mà theo cơ chế đã định.

Tuy nhiên, khả năng đề xuất trên được đáp ứng còn để ngỏ.

Quý 2 sắp qua, như thông lệ, hoạt động ngân hàng bắt đầu bước vào kỳ giải ngân và tăng trưởng tín dụng mạnh nhất trong năm. Với nhà điều hành, độ trễ thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay cũng đang rút ngắn dần. Liên qua là nguồn tiền và tạo tiền.

Từ cuối 2015, một cơ chế tạo tiền đã được xây dựng, rất rõ ràng. Và nay, các ngân hàng đề xuất cũng là đương nhiên.

Ngày 4/12/2015, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 23, sửa đổi và bổ sung một số điểm của quy chế dự trữ bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 28/1/2016.

Theo Thông tư số 23, các tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định sẽ được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Nhưng xưa nay, “đàng chuôi” của việc xây dựng các văn bản pháp luật thường để mở dư địa cho chính sách bằng các cụm từ, tình huống có khi là rất rộng, kiểu như “các trường hợp khác”, “tùy điều kiện thực tế”, “trong từng giai đoạn”, “xem xét phù hợp”… Thông tư 23 cũng vậy.

Đến nay, đã 5 tháng trôi qua, ngân hàng thương mại đề xuất giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo cơ chế đã định trên. Ngân hàng Nhà nước vẫn đang “xem xét” - từ có trong Thông tư 23.

Có nhiều ngân hàng với quy mô lớn nằm trong diện được giảm dự trữ bắt buộc của chính sách trên. Ví như Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV)… đều đã và đang tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Hay như Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) liên tiếp tái cơ cấu hai tổ chức tín dụng…

Lẽ ra, nếu Ngân hàng Nhà nước “chơi đẹp”, thực hiện theo Thông tư 23, thì lượng tiền lớn đã được thả ra thị trường.

Chỉ tính riêng ba ngân hàng lớn Vietcombank, VietinBank và BIDV, tổng nguồn vốn huy động đã lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng. Nếu thực hiện Thông tư 23, Ngân hàng Nhà nước chỉ cần nhích xuống 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì đã có cả chục nghìn tỷ đồng được thả thêm ra thị trường.

Nếu chạy theo thành tích giảm lãi suất cho vay, qua giả thiết điều chỉnh trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ thêm thuận lợi để sớm ghi điểm.

Tuy nhiên, trở lại cụm từ “nới lỏng tiền tệ” được nói đến nhiều những ngày gần đây, việc nhà điều hành chưa thực hiện Thông tư 23 cũng là có lý do. Nói cách khác, hiện đã có tiếng là nới lỏng tiền tệ, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn đang rất dè miếng, mà đây là một ví dụ điển hình.

Tương tự, như VnEconomy từng phản ánh, cuối tháng 5 vừa qua, sau 6 tháng tạm ngừng, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại áp dụng cơ chế “ăn kiêng”, hút bớt tiền về qua kênh tín phiếu. Hoạt động này nhấn nhá cho đến nay.

Những miếng ghép trên đều nằm trong tổng thể sự thận trọng của Ngân hàng Nhà nước trước tiếng “nới lỏng” về nguồn tiền với những cân đối lãi suất, tỷ giá và đặc biệt là lạm phát.

Còn về biểu hiện, một số so sánh tổng phương tiện thanh toán đến cuối tháng 5 vừa qua đã là 5,88%, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ tăng 3,64%.

Thực ra, so với chỉ tiêu tăng tổng phương tiện thanh toán năm nay tăng khoảng 16-18%, tiến độ 5,88% nói trên là bình thường. Có chăng, những năm trước tốc độ dồn cục vào nửa cuối năm, thì nay trải đều ra hơn mà thôi.
 
Theo Vneconomy


 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi