Có nên đem hết tiền lì xì của con gửi ngân hàng ?

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
07/02/2019 9:23:50 SA
BẢO TRỢ

Có nên đem hết tiền lì xì của con gửi ngân hàng ?

Bà mẹ Singapore cho rằng, nếu chỉ đem tiền lì xì gửi tiết kiệm, bạn sẽ mất cơ hội dạy con cái những sai lầm về tiền bạc

"Trong năm Hợi này, hãy để cho tiền lì xì tạo ra nhiều tiền hơn cho bạn và con bạn, thay vì chỉ để chúng trong ngân hàng", bà mẹ trẻ June Yong chia sẻ trên Channel News Asia. Cô nói trong khi một số cha mẹ cho trẻ con tự định đoạt số tiền lì xì thì số khác lại lấy hết và gửi vào ngân hàng. Tuy nhiên, cô có cách linh hoạt hơn.

Cụ thể, mỗi dịp Tết Nguyên đán, cô dùng phần lớn tiền lì xì để gửi ngân hàng vì giá trị lên đến hàng trăm đôla Singapore. Đây là số tiền tiết kiệm chung của gia đình và con sẽ được biết chính xác nó giá trị bao nhiêu, tiền sẽ có lãi thế nào qua thời gian. Sau đó, con cô sẽ được nhận 20 đôla Singapore để tiêu theo ý thích.

"Tôi không tranh cãi về việc tiết kiệm, nhưng tôi không chắc liệu gom hết tiền lì xì vào tài khoản ngân hàng, giấu ngoài tầm với, có thực sự giúp một đứa trẻ hiểu giá trị của nó. Đối với chúng tôi, điều quan trọng là giúp cho trẻ con có cơ hội thực hành khả năng quản lý tiền bạc", bà mẹ trẻ nhận định.

Chúng ta đều biết trẻ em học tốt hơn khi giải quyết những việc cụ thể. Chúng cũng học tốt thông qua việc mắc lỗi. Trong thời đại ngày nay, khi bạn có thể mua bất cứ thứ gì bằng một nút bấm thì việc kiểm soát quá mức tiền lì xì của con trẻ là tước đi cơ hội vàng để chúng học hỏi về cách dùng tiền, một cơ hội mà chúng nên thực hành xử lý khi có được số tiền vượt ra ngoài số tiền chu cấp quen thuộc hàng tuần của bố mẹ.

Trẻ em có thể phát triển sự nhạy cảm với tiền từ khi còn rất nhỏ. Một lần uống trà, con gái June Yong đã phát hiện cô bị tính tiền hai tách trà trong khi chỉ gọi một. Cô thừa nhận rằng, dù mới học lớp hai nhưng con gái đã cảnh giác với tiền bạc hơn cô, bởi cô thậm chí không buồn nhìn vào biên lai lần thứ hai.

"Lúc đó, chúng tôi không làm gì nhiều để đào tạo cô bé về tiền bạc. Những gì chúng tôi làm là sử dụng khoản trợ cấp hàng tuần để dạy cô bé cách phân bổ số tiền vào ba quỹ của bản thân là tiết kiệm, chia sẻ và chi tiêu", cô kể lại.

Theo cô, mẫu giáo và tiểu học là những năm tốt nhất để dạy thói quen quản lý tiền bạc lành mạnh. Không nên chờ đến khi con trẻ đến tuổi thiếu niên mới hướng dẫn kỹ năng này vì càng lớn mà không biết chi tiêu thì chúng sẽ dễ bị cám dỗ bởi những đua đòi thời trang hay đồ dùng thời thượng.

Với 20 đôla Singapore tiền lì xì được tiêu tùy thích, đôi khi đứa trẻ sẽ phân tâm khỏi mục tiêu ban đầu về một cuốn sách hay món đồ chơi mới. Chúng sẽ bắt đầu chi tiêu cho ăn vặt, một số món văn phòng phẩm đẹp. Nếu không có kế hoạch đúng đắn, cuối cùng, chúng có thể không đủ tiền chi tiêu cho mục tiêu chính và sẽ chấp nhận hậu quả. 

"Những sai lầm như vậy là vô giá trong việc dạy chúng các kỹ năng lập kế hoạch và ngân sách thiết yếu. Tốt hơn là chúng phạm sai lầm bây giờ với 20 đôla Singapore còn hơn tổn thất tài chính đến hàng nghìn đôla về sau", cô nói.

Trong gia đình June Yong, Tết Nguyên đán không phải là lần duy nhất để con cái được thực hành các quyết định với tiền bạc. Hàng năm, vợ chồng cô thảo luận với con để đặt ra hai mục tiêu tiết kiệm, cho phép chúng dùng số tiền đó mua hai món đồ tùy ý, giá trị tối đa 50 đôla Singapore. Đây chính là cơ hội để đôi vợ chồng hướng dẫn con không chỉ tiết kiệm mà còn trong chi tiêu.

"Đặt mục tiêu ngắn hạn mang lại cho chúng động lực để tiết kiệm, biết rằng chúng đang làm việc hướng tới một điều gì đó có thể được thực hiện trong tương lai gần. Thông qua kế hoạch và thói quen định hướng mục tiêu như vậy, con của chúng tôi đang thực hành kỹ năng trì hoãn sự hài lòng", June Yong chia sẻ.

Trong một thế giới bị chi phối bởi sự hài lòng tức thì và với một loạt lựa chọn giải trí và niềm vui, khả năng trì hoãn sự hài lòng là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một đứa trẻ. Điều này cũng giúp bố mẹ tránh các "trận chiến" thường thấy trong cửa hàng khi đứa trẻ khóc thét để đòi mua ngay món đồ chơi yêu thích.


Theo VnExpress

 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi