Cách viết CV xin việc nổi bật chinh phục nhà tuyển dụng

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
28/06/2022 12:59:46 CH
BẢO TRỢ

Cách viết CV xin việc nổi bật chinh phục nhà tuyển dụng

CV là bước chân đầu tiên khi bạn tiến đến nhà tuyển dụng và tiếp cận công việc mơ ước. Vậy bạn đã biết cách viết CV xin việc để tạo được ấn tượng tốt và thôi thúc họ muốn tìm hiểu thêm về bạn – một ứng viên tiềm năng không thể bỏ qua?

Để có được bản CV như thế, bên cạnh hình thức đẹp, bố cục hợp lý, quan trọng nhất vẫn là nội dung. 5 quy tắc sau đây sẽ giúp bạn có một CV ưng ý.


Quy tắc 1: Hãy là chính bạn, đừng làm bản sao người khác

Rất nhiều ứng viên lúng túng không biết phải viết gì trong CV nên sẽ download mẫu CV hay và bê nguyên xi hoặc biến tấu chút ít. Điều này thực sự làm cho CV của bạn không chỉ rập khuôn mà còn kém nổi bật, mang tính đại trà mà nhà tuyển dụng đã nhìn thấy vô số lần.

Bản CV của bất kì một người nào khác dù xuất sắc cũng chỉ là để tham khảo, họ không phải là bạn nên tuyệt đối đừng “sao y bản chính”. Để tạo được dấu ấn cá nhân, hãy là chính bạn. Cụ thể là thể hiện trung thực về năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân cũng như cách diễn đạt, trình bày không giống với bất cứ ai.

Quy tắc 2: Cập nhật kết quả ấn tượng mà bạn đã đạt được

Nội dung CV cần đảm bảo ngắn gọn súc tích nhưng đủ ý. Bạn nên lựa chọn 2-3 thành tích ấn tượng nhất mà bạn đạt được trong công việc trước đây để tập trung vào. Điều này sẽ giúp cho bản CV của bạn trở nên nổi bật và tăng giá trị cho bản thân trong mắt nhà tuyển dụng.

Để tăng sức thuyết phục, bạn có thể đưa dẫn chứng cụ thể kèm (ví dụ các file pdf, video, đường link, ảnh chụp sản phẩm …) đính kèm theo thay vì chỉ viết bằng văn bản.


Quy tắc 3: Chính xác, cô đọng từng câu, chữ

Nói về cách viết CV xin việc nổi bật, không thể bỏ qua tính chính xác và ngắn gọn. Công sức sẽ “đổ sông đổ biển” nếu như bạn thực sự có năng lực chuyên ngành nhưng khi viết CV bị sai chính tả, lỗi đánh máy, dùng từ không chuẩn xác hay viết dài dòng, thừa ý hoặc quá cụt không thể hiện được nội dung cần nổi bật.

Có câu “chỉ một lát cắt mỏng cũng thấy được trăm năm đời thảo mộc”, nghĩa là chỉ nhìn qua vân gỗ thể hiện trên lát cắt người ta sẽ biết cái cây đó đã trải qua bao năm gió sương. Tương tự như vậy, bản CV có thể được xem như một “lát cắt” của bạn. Qua đó nhà tuyển dụng thấy được phần nào năng lực, phẩm chất, vốn sống, kiến thức, kỹ năng của bạn. Bởi vậy bạn cần tiết kiệm câu từ, lược bỏ các nội dung không cần thiết để ưu tiên cho những thông tin đắt giá phù hợp với vị trí tuyển dụng.


Quy tắc 4: Sử dụng các từ khóa liên quan đến công việc

Sở dĩ các từ khóa cần được đưa vào CV là bởi vì nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm các CV bằng các từ khóa liên quan. Nếu CV chứa từ khóa phổ biến liên quan đến vị trí ứng tuyển thì chắc chắn CV sẽ dễ dàng xuất hiện hơn.

Sử dụng từ khóa liên quan đến công việc một cách chuyên nghiệp sẽ giúp nêu bật được kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm và một số yêu cầu đặc biệt mà nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ở ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ không có thời gian đọc tỉ mỉ từng CV mà họ chỉ tìm kiếm những từ khóa họ coi trọng, muốn có ở ứng viên.

Giả sử khi ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, hãy lưu ý đến các từ khóa “kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng”, “Nhân viên kinh doanh xuất sắc” hay “Kỹ năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng”…

Trung thực, không thổi phồng bản thân

Và cuối cùng, trung thực là điều cơ bản và cốt lõi. Khi viết CV bạn nên nhớ kỹ nguyên tắc không tâng bốc, thổi phồng và khoa trương bản thân mình về những điều không có thật. Một số ứng viên muốn tạo được ấn tượng tốt ngay từ đầu để mong được vượt qua vòng sàng lọc CV nên sẵn sàng viết không đúng về học vấn, kinh nghiệm, thành tích giải thưởng, vị trí đảm nhiệm…

Đây là cách viết CV xin việc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả quá trình tuyển dụng về sau. Nhà tuyển dụng rất dễ dàng kiểm tra tất cả thông tin trong công việc về bạn nếu họ muốn. Do đó, trung thực là nguyên tắc nhất thiết phải có khi viết CV và nó cũng chứng tỏ phẩm chất của bạn.



 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi