Phạm Công Danh đối chất về khoản tiền mua ngân hàng VNCB

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
03/08/2016 12:38:59 CH
BẢO TRỢ

Phạm Công Danh đối chất về khoản tiền mua ngân hàng VNCB

Trong khi Phạm Công Danh lấy 3.600 tỷ từ tiền vi phạm pháp luật chuyển cho bà Hứa Thị Phấn để mua lại ngân hàng thì bà Phấn nói tiền đó giờ không còn để trả lại thì đã trả tiền mua đất.


Bà Hứa Thị Phấn tại tòa - Ảnh: Hoàng Điệp

Sáng 3-8, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử đối với Phạm Công Danh - nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB), tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh và 35 đồng phạm trong vụ thiệt hại 9.000 tỷ đồng tại ngân hàng này.
Không nhận đồng nào khi giao Đại Tín cho ông Hà Văn Thắm

Trong buổi làm việc sáng nay, đại diện VKSND TP.HCM thẩm vấn đối với bà Hứa Thị Phấn, đại diện của nhóm cổ đông Phú Mỹ (cổ đông cũ của VNCB) về khoản tiền mà Phạm Công Danh đã chuyển giao cho bà để mua cổ phần ngân hàng và các tài sản đi kèm.
Trong những ngày thẩm vấn trước, Phạm Công Danh đều đổ rằng việc mua bán và tái cơ cấu VNCB là nguồn cơn dẫn đến những sai phạm, khiến bị cáo phải đứng trước vành móng ngựa bởi Danh đã chấp nhận tái cơ cấu lại ngân hàng khi nó đang lỗ đến 11 tỷ đồng, trong đó có đến hàng chục tỷ tiền khách hàng vay là nợ xấu, khó đòi.

Theo Danh khai tại phiên tòa ngày 2-8, Danh đã chuyển giao tiền cho nhóm cổ đông của Phú Mỹ, nhưng Danh lại không nhận được tài sản của nhóm này chuyển sang, dẫn đến việc Danh vay nợ không trả được.

Có mặt tại tòa, bà Hứa Thị Phấn cho biết trước đó, bà Phấn đã thỏa thuận chuyển giao ngân hàng và các quyền lợi trách nhiệm này cho ông Hà Văn Thắm (ngân hàng Đại Dương) chỉ với 1 điều kiện là giữ nguyên đội ngũ nhân viên ngân hàng (trong khi giá bán lại cho Danh là 4.600 tỷ đồng và theo Danh khai tại toà thì Danh còn đưa thêm 500 tỷ cho ông Hà Văn Thắm).

Thực tế, ông Thắm đã tiếp nhận ngân hàng từ tháng 2-2012 (chưa được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước) nhưng sau đó ông Thắm lại chuyển giao lại cho Phạm Công Danh. Và tháng 6-2012 ông Danh tiếp nhận ngân hàng với sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

Bà Phấn cũng thừa nhận, bà thỏa thuận giao ngân hàng cùng toàn bộ tài sản cho Phạm Công Danh với giá 4.600 tỷ đồng và Danh đã chuyển vào tài khoản của bà 3.600 tỷ đồng. Trong khi đó, khối tài sản này được chính ngân hàng Đại Tín, tiền thân của VNCB định giá gần 7.000 tỷ đồng.

Không giao được tài sản cho Danh vì đang thế chấp
Tuy nhiên, sau đó bà Phấn không giao các tài sản này cho ông Danh được, không chuyển nhượng sang tên cho ông Danh được bởi những tài sản này đang được thế chấp cho ngân hàng Đại Tín, chưa được giải chấp nên không thể làm thủ tục chuyển tên.
Khi được đại diện VKS hỏi về số tiền mà Phạm Công Danh đã thực hiện hành vi trái pháp luật để lấy từ VNCB được Danh kiến nghị thu hồi để khắc phục hậu quả thì bà Phấn nghĩ thế nào, bà Phấn nói bây giờ đòi lại thì bà Phấn không có mà trả, bởi tiền đó đã được dùng để mua đất.

Bị cáo Phạm Công Danh lại cho rằng số tiền 4.600 tỷ đồng trả cho bà Phấn không phải là để mua lại cổ phần của nhóm cổ đông cũ tại VNCB, mà là tiền để nhận các tài sản của VNCB bao gồm các tài sản khác: đất Nhà Bè, quận 2, Công ty cổ phiếu Đại Việt và công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương…  

Sau này, bà Phấn không giao tài sản, không giải thích lý do tại sao.

“Tôi rất tin tưởng bà Sáu (Phấn), việc chuyển giao này, có điều kiện. Tôi trả tiền này và hy vọng, căn cứ thẩm định giá của Đại Tín cũ đối với nhóm tài sản là 7.000 tỷ. Tôi tin rằng, trong bối cảnh bất động sản khó khăn nhưng thêm thời gian thì tài sản sẽ lên giá, chứ không phải tôi trả tiền mua cổ phiếu. Tiền này tôi trả để lấy lại tài sản đó” - bị cáo Danh trả lời đại diện VKS.

Liên quan đến trách nhiệm mua bán giữa Phạm Công Danh và bà Hứa Thị Phấn cùng với các pháp nhân khác liên quan, HĐXX cho biết cơ quan điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ trong một vụ án khác.

Hiện nay, thực tế thì Danh vẫn chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính đối với số tiền 4.600 tỷ đồng. Phiên tòa vẫn đang tiếp tục.
 
Theo TTO
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi