Dừng ký hợp đồng mới gói 30.000 tỷ

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
30/03/2016 11:00:10 SA
BẢO TRỢ

Dừng ký hợp đồng mới gói 30.000 tỷ

Ngân hàng Nhà nước vừa có chỉ đạo các nhà băng dừng ký hợp đồng cho vay mua nhà gói 30.000 tỷ mới từ ngày 31/3 do gói tín dụng này đã được "tiêu thụ" hết.

Ngày 28/3, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn hỏa tốc gửi 19 ngân hàng thương mại tham gia cho vay mua nhà theo gói 30.000 tỷ đồng. Theo đó, từ ngày 31/3, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu dừng ký hợp đồng mới với toàn bộ các khách hàng của chương trình do gói chính sách này đã tiêu thụ hết "quota". Cụ thể, theo ước tính của nhà điều hành, đến ngày 10/3, các nhà băng đã cam kết cho vay 30.122 tỷ đồng đối với 46.246 khách hàng. Như vậy, với quyết định này, sẽ không có thêm khách hàng được hưởng gói 30.000 tỷ.

 
Nhiều người dân được vay gói mua nhà 30.000 tỷ nhưng chưa giải ngân hết theo tiến độ vẫn thấp thỏm chờ đợi quyết định về lãi suất của Chính phủ. Ảnh: HH.

Quyết định của Ngân hàng Nhà nước đưa ra trên cơ sở các quy định về chính sách cho vay hỗ trợ nhà ở của gói 30.000 tỷ theo Thông tư 11. Điều 2 và 8 của Thông tư này quy định, Ngân hàng Nhà nước sẽ dừng tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại cho vay gói 30.000 tỷ khi giải ngân hết số tiền này nhưng tối đa là 36 tháng (từ ngày 1/6/2013)

Tuy nhiên, hiện các tổ chức tín dụng mới giải ngân theo tiến độ 21.321 tỷ đồng (hơn 71% hạn mức được cấp). Với những khách hàng đã được ký hợp đồng, đã cam kết giải ngân, dù vẫn được giải ngân nốt nhưng số phận lãi suất của các khoản này vẫn chưa được ngã ngũ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã báo cáo xin Thủ tướng cho phép gia hạn cho các khách hàng đã ký hợp đồng gói 30.000 tỷ (nhưng giải ngân sau ngày 1/6) vẫn được hưởng lãi suất ưu đãi 5% một năm thay vì lãi suất thương mại (thường là gấp đôi hoặc gấp ba). Nhưng đến nay Thủ tướng vẫn chưa có ý kiến trả lời cụ thể về vấn đề này.

19 ngân hàng thương mại tham gia cho vay gói hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngoại thương (Vietcombank), Công Thương (VietinBank), Đại chúng (PVcomBank), Xuất nhập khẩu (Eximbank), Sài Gòn Hà Nội (SHB), Tiên Phong (TPBank), Sài Gòn (SCB), Nam Á, Đông Nam Á (SeaBank), Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Phương Đông (OCB), Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Việt Nam Thương Tín (VietBank), Quốc tế (VIB), Quốc dân (NCB), Bảo Việt (BaoVietBank) và Á Châu (ACB).

Gói 30.000 tỷ được đưa ra vào đầu năm 2013, giữa lúc thị trường bất động sản đang ở đáy của cuộc khủng hoảng kéo dài từ giữa năm 2011. Tuy nhiên, sau 3 năm, gói tín dụng này liên tục phải điều chỉnh từ điều kiện, đối tượng vay vốn, lãi suất cho đến các thủ tục xác nhận...
 
Theo Vnexpress




 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi