Nữ quái siêu lừa: Hàng trăm tỉ đồng gửi ngân hàng bị… chiếm đoạt

Tên tài khoản:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký.
Vâng, Mật khẩu của tôi là:

Bạn đã quên mật khẩu?
25/01/2021 8:00:45 SA
BẢO TRỢ

Nữ quái siêu lừa: Hàng trăm tỉ đồng gửi ngân hàng bị… chiếm đoạt

Hàng trăm tỉ đồng của nhiều khách hàng gửi tiết kiệm trong ba ngân hàng đã bị “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành sử dụng các thủ đoạn mượn sổ tiết kiệm, giả chữ kỹ để rút ra hoặc làm tài sản thế chấp vay tiề

VKSND TP Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố 25 bị can trong vụ án Nguyễn Thị Hà Thành và đồng phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Cho vay lãi nặng”.

Bản cáo trạng thể hiện “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) và đồng phạm đã cấu kết với một số cán bộ ngân hàng giả mạo chữ ký hồ sơ của người gửi tiền để thực hiện 26 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 430 tỉ đồng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân (NCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VAB) và ngân hàng Thương mại CP Đại chúng VN (PVcomBank).
 
Trong vụ án này có 16 bị can là lãnh đạo cấp phòng, giám đốc, phó giám đốc chi nhánh và nhân viên của 3 ngân hàng bị truy tố gồm: Nguyễn Thị Thu Hương, chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp – VAB phòng giao dịch Đông Đô; Trần Thị Hoa, Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội kiêm Giám đốc điều hành khu vực Tây Hà Nội NCB; Đỗ Minh Đức, Giám đốc phát triển khách hàng Trung tâm phát triển khách hàng doanh nghiệp miền Bắc Pvcombank…

Theo cáo trạng, khoảng năm 2016-2018, Nguyễn Thị Hà Thành hoạt động kinh doanh bị thua lỗ nên đã nhiều lần vay tiền với lãi suất cao của nhiều người, Thành vay của người sau trả cho người trước.
Do không có hoạt động kinh doanh, chỉ là vay tiền người sau trả gốc và lãi cao cho người trước nên trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11/2018, Thành mất khả năng thanh toán với các khoản nợ đến hạn.

Sau đó, Thành đã nhiều lần thực hiện các hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền từ các ngân hàng NCB, PVB, VAB và nhiều cá nhân.

Đầu tháng 10/ 2018, ông Đặng Nghĩa Toàn có ý định đấu giá dự án khu đô thị Đông Hương (TP Thanh Hóa) nên nhờ Thành, Tùng sử dụng Công ty MHD để lấy tư cách pháp nhân tham gia đấu giá nhưng không thành.

Biết ông Toàn có tiền, bị can Thành nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên đề nghị cho mình vay bằng hình thức gửi 52 tỉ vào ngân hàng PVB và đưa sổ tiết kiệm cho mình.

Ông Toàn đã gửi số tiền này vào ngân hàng chia làm 3 sổ, 1 sổ giá trị 12 tỉ mang tên mình và 2 sổ giá trị 40 tỉ mang tên vợ mình rồi đưa cả 3 sổ cho bị can Thành giữ.

Tiếp đó, bị can Thành và Tùng làm giả hồ sơ mua bán thép giữa Công ty Jeongho và Công ty Hoàng Nguyên để vay ngân hàng PVB hơn 49 tỉ đồng với tài sản thế chấp là 3 sổ tiết kiệm trên.

Hai nhân viên ngân hàng là Bùi Văn Tuấn và Nguyễn Thu Trà đã đưa hồ sơ cho bị can Thành đi lấy chữ ký của vợ chồng ông Toàn để làm hồ sơ thế chấp 3 sổ tiết kiệm.

Từ sự thiếu trách nhiệm của nhân viên ngân hàng, “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành cùng đồng phạm đã giả chữ ký và điểm chỉ vân tay của mình giả làm vân tay của vợ chồng ông Toàn rồi dùng hồ sơ giả này để vay tiền PVB.

Sau khi ngân hàng giải ngân hơn 49 tỉ vào tài khoản của Công ty Hoàng Nguyên, Thành đã rút toàn bộ số tiền này để chi tiêu cá nhân. Cũng với thủ đoạn tương tự, tại ngân hàng NCB Nguyễn Thị Hà Thành vay của ông Toàn 50 tỉ bằng hình thức yêu cầu ông gửi tiền vào ngân hàng rồi đưa sổ tiết kiệm cho mình giữ.

Thành và Nguyễn Thanh Tùng sử dụng pháp nhân một công ty lập khống các hợp đồng mua bán hàng hóa với 2 đơn vị khác và vay tiền của ngân hàng với tài sản thế chấp là sổ tiết kiệm của ông Toàn.
“Siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành tiếp tục giả chữ ký của vợ chồng ông Toàn và được NCB giải ngân cho vay rồi chiếm đoạt 47,5 tỉ đồng.

Trong vụ án này, số vụ lừa đảo nhiều nhất với số tiền lớn nhất xảy ra tại Ngân hàng VAB với 21 vụ.

“Siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành tiếp tục sử dụng thủ đoạn trên và một số thủ đoạn khác để chiếm đoạt số tiền lên đến 273,9 tỉ đồng.

Đây là số tiền của hàng chục khách hàng gửi tiết kiệm, bị can Thành đứng tên đồng sở hữu hoặc mượn sổ rồi giả chữ ký để rút tiền hoặc sử dụng pháp nhân lập khống hồ sơ mua bán hàng hóa để vay vốn và dùng sổ tiết kiệm là tài sản thế chấp.

Sở dĩ có thể dễ dàng mượn sổ tiết kiệm và đứng tên đồng sở hữu, “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành đã dựng lên “kịch bản” đang cần chứng minh tài chính đầu tư dự án và sẽ trả lãi ngoài cho chủ sổ tiết kiệm.

 Đồng thời, nhân viên của các ngân hàng có người thiếu trách nhiệm và có người giúp sức cho bị can Thành thực hiện hành vi lừa đảo.

Thậm chí, bị can Nguyễn Thị Thu Hương, chuyên viên quan hệ khách hàng phòng Khách hàng doanh nghiệp – VAB PGD Đông Đô, khi biết Thành giả chữ ký các đồng sở hữu sổ tiết kiệm để vay tiền nhưng vẫn có hành vi che giấu, lập giấy đề nghị phong tỏa tài sản đảm bảo đưa cho khách hàng để họ tin tiền của mình đã được ngân hàng phong tỏa. Do đó,  khi sổ tiết kiệm bị mang đi thế chấp hoặc tiền trong sổ bị rút ra mà khách hàng đều không biết.

Theo baovephapluat.vn


 
Chia sẻ
Từ khóa:

Bình luận bài viết

Bình luận mới

  • Gửi